当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tran dau hom nay】Hiệu quả thu hút FDI: Vốn giải ngân mới phản ánh thực chất 正文

【tran dau hom nay】Hiệu quả thu hút FDI: Vốn giải ngân mới phản ánh thực chất

2025-01-10 11:00:33 来源:Empire777 作者:La liga 点击:306次

nn

5 tháng đầu năm 2019,ệuquảthuhútFDIVốngiảingânmớiphảnánhthựcchấtran dau hom nay thu hút FDI đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2018.

Điều đó mới đánh giá đúng thực chất hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tạo nên những đóng góp thực sự đối với nền kinh tế - xã hội đất nước. Đây là chia sẻ của ông Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với phóng viên TBTCVN.

* PV: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng trong thu hút FDI khi lượng VĐK luôn có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đánh giá hiệu quả thu hút FDI, VGN mới phản ánh đúng thực chất. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?


- Ông Trần Toàn Thắng: Nhìn vào thu hút FDI thông thường có 2 con số là VĐK và VGN (vốn thực hiện). Tuy nhiên, số VĐK chỉ là thể hiện xu hướng kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Còn khi đánh giá hiệu quả của thu hút FDI, cũng như đánh giá những tác động của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế thì phải căn cứ vào số VGN.

thang
Ông Trần Toàn Thắng

Nhìn lại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, mặc dù VGN cũng có tín hiệu gia tăng, song tốc độ gia tăng VGN vẫn khá chậm so với gia tăng VĐK, nên khoảng cách chênh lệch giữa VĐK và VGN vẫn còn khá lớn. Đơn cử, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, 5 tháng đầu năm 2019, thu hút FDI đạt kỷ lục về lượng VĐK với gần 17 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, lượng VGN chỉ đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt khoảng hơn 40% tổng VĐK.

FDI là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển của Việt Nam, góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng, việc làm, thu nhập cho người lao động… Những tác động tích cực đó chỉ được hiện thực hóa khi dòng tiền thực của các NĐT nước ngoài đã chảy vào Việt Nam (thể hiện qua VGN). Do đó, tôi cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần gia tăng giải pháp để giải bài toán thúc đẩy giải ngân số vốn FDI đã cam kết.

* PV: VĐK và VGN FDI chênh lệch lớn sẽ tạo ra những hệ lụy như thế nào, thưa ông?

- Ông Trần Toàn Thắng:Việc VĐK và VGN chênh lệch lớn tạo ra rất nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế - xã hội đất nước.

Trước hết, nếu số VĐK lớn mà không được giải ngân, chỉ là con số cam kết nằm trên giấy thì sẽ làm méo mó những đánh giá về quy mô vốn FDI của Việt Nam (bởi có một phần trong đó là những con số ảo). Từ đó, rất khó để các nhà hoạch định chính sách đưa ra được chính sách chính xác, phù hợp về nhiều khía cạnh để hấp thụ lượng vốn FDI.

Quan trọng hơn, những dự án ảo như vậy đã làm lãng phí rất nhiều nguồn lực như tốn kém thời gian thẩm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, lãng phí tài nguyên đất đai, hay ảnh hưởng, thậm chí làm mất cơ hội đầu tư của nhiều NĐT trong và ngoài nước khác có ý định, dự án đầu tư thật... Đồng thời, với những dự án ảo không đi vào triển khai, quá trình xử lý, thu hồi dự án cũng rất khó khăn. Hiện nay, tôi cho rằng, trong tổng số vốn chưa thực hiện, cũng có một phần vốn không thể thực hiện là những dự án đã đắp chiếu hàng chục năm, làm xấu xí bộ mặt đô thị và tạo nên dư luận xã hội không tốt…

* PV: Trước những hệ lụy như vậy, theo ông, cần có giải pháp như thế nào để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn FDI?

- Ông Trần Toàn Thắng:Để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn FDI, theo tôi, cần có các quy định về giám sát thực hiện dự án FDI nhằm rút ngắn khoảng cách giữa VĐK và VGN. Trong đó, nên bổ sung các quy định, tiêu chí và yêu cầu cụ thể đối với việc xem xét về năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính của NĐT để đảm bảo tính minh bạch và thu hút được các dự án hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần quản lý chặt sau cấp phép. Theo đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các dự án chậm tiến độ để có biện pháp đốc thúc, xử lý kịp thời, kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, không đi vào triển khai theo đúng quy định pháp luật…

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực tiếp nhận dự án của các địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cấp phép…, tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT thực hiện triển khai nhanh dự án…

* PV: Hiện nay, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đi vào thực thi, cũng như tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dự báo sẽ làm gia tăng luồng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Theo ông, cần có những lưu ý gì trong việc đón luồng vốn FDI này để không tạo nên sự chênh lệch lớn giữa VĐK và VGN?

- Ông Trần Toàn Thắng:Hiện nay, Việt Nam đã qua thời cần thu hút thật nhiều lượng vốn FDI để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước. Thay vào đó, Việt Nam hiện đang xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, nâng cao chất lượng dòng vốn FDI. Theo đó, Việt Nam không chạy theo số lượng mà tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, thu hút các NĐT hàng đầu thế giới đang nắm giữ những công nghệ nguồn, có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào Việt Nam…

Với định hướng chiến lược như vậy, trong bối cảnh thực thi CPTPP, hay đón nhận sự dịch chuyển đầu tư của các NĐT ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam bởi tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung…, Việt Nam cũng cần chọn lọc NĐT uy tín, chọn lọc dự án hiệu quả. Đặc biệt, thu hút FDI cần phải tính toán đến khả năng hấp thụ của nền kinh tế, để tránh tạo sức ép quá lớn lên môi trường sống, hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng nguồn lao động, phân bổ quỹ đất…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Diệu Thiện (thực hiện)

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜