Còn lắm đam mê với tài tử,ệnhnẨtylekeo bd 88 nhưng tuổi cao, sức yếu và cũng bởi ở cái nơi đi đứng khó khăn, nên đã lâu lắm rồi, ông quyến định “ẩn”, dù rất nhớ nghề và còn nặng lòng. Ông là nghệ nhân Nguyễn Văn Ẩn (ảnh). Theo lời giới thiệu của những nghệ nhân chơi tài tử ở huyện Long Mỹ, tôi tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Ẩn, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Để tìm được con đường mòn vào nhà ông, phải hỏi nhiều người. Ông tiếp chúng tôi với sự ngạc nhiên lẫn vui mừng, vì “Lâu lắm rồi, mới có khách tới, kêu tôi kể về cái nghiệp đờn mà tôi đã đeo mang gần cả cuộc đời. Sao mà không vui cho được”, ông đã mở đầu bằng giọng hạnh phúc của một nghệ nhân đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Rồi câu chuyện trở nên nhẹ nhàng, được nghệ nhân đã 84 tuổi lần lượt lật giở từng trang ký ức về cuộc đời mình, kể cho tôi nghe câu chuyện về cái duyên với đờn ca tài tử… Nghệ nhân sinh ra trong một gia đình nông dân, nhưng ông lại có máu văn nghệ, mê cây guitar phím lõm từ hồi hơn 10 tuổi. Thời đó, quê ông chiến tranh ác liệt, nhưng vẫn có phong trào văn nghệ, tranh thủ những đám tiệc là tới để góp vui. Ông cũng ở trong số đó. Rồi ham học đờn, ông bắt đầu bập bõm với cây guitar phím lõm, vài câu vọng cổ bỏ túi để cùng mọi người tụ tập sau những vụ mùa. Vậy mà dần dần, ngón đờn của ông càng điêu luyện, ông còn tìm hiểu và đờn sỏi cả cây kìm và cò. Như một quy luật tự nhiên, khi đạt đến sự chín muồi của nghề, ông cũng bắt đầu đi dạy đờn cho những ai yêu thích. Cái nghề này còn là “cần câu cơm” để ông kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình suốt thời trung niên đến cách nay khoảng hơn 5 năm, ông mới nghỉ hẳn vì sức khỏe không cho phép… Khi được hỏi, trong mấy chục năm theo nghiệp đờn, lại sống ở vùng chiến tranh khá ác liệt, ông có gặp nguy hiểm? Ông kể liền cho tôi nghe những câu chuyện vui, chính nhờ ngón đờn đã cứu mạng ông. Hồi đó, vào những năm 1950, ông cũng tham gia tuyên truyền trong đội văn nghệ của địa phương. Có hôm, tên trưởng đồn gọi ông lên cho nghe đoạn băng ông đọc, kêu gọi những người con của quê hương trở về với cách mạng, lúc đó, ông tưởng chuyến này chắc lâm nạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý. Nhưng rồi, chúng chợt hỏi ông biết đờn cổ phải không và mục đích của chúng là muốn ông phục vụ… Sau vụ này, ông không dám ở quê nữa, mà qua huyện giáp ranh là Hồng Vân, Bạc Liêu, tham gia vào đội văn nghệ, đi đờn cho các đoàn hát nhỏ ở các xã. Ông nói, lâu lâu mới về thăm nhà. Được sống với niềm đam mê, nên ông thích lắm và đây là giai đoạn ông thấy hạnh phúc nhất… Dù có sẵn máu phiêu lưu và niềm đam mê tài tử, nhưng ông vẫn biết điểm dừng, để chăm chút cho gia đình hạnh phúc, nuôi dạy các con nên người. 4 người con của ông đã được lớn lên trong không khí ấm áp và hạnh phúc, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Ông cho biết: “Sau ngày đất nước thống nhất, tôi về lại quê và sống đến tận bây giờ, tham gia vào phong trào đờn ca tài tử ở địa phương. Tôi còn tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc đờn cho đám tiệc, để nuôi gia đình”. Dù ít, nhưng ông cảm thấy rất vui vì vừa thỏa mãn đam mê, vừa có thêm chút ít đỡ đần vợ con. Đây cũng là khoảng thời gian ông truyền nghề nhiều hơn. Hễ ai thích đờn là ông dốc lòng, dốc sức dạy. Giờ, mắt mờ, chân yếu, khó đi sinh hoạt tài tử và cũng không đờn nữa, nhưng ai muốn hỏi về tài tử là ông chỉ hết lòng. Mấy cây đờn theo ông gần cả đời, ông cũng tặng lại cho những bạn tri âm… Có lẽ vì thế mà tuổi già của ông vẫn còn niềm vui, ngoài việc vui vầy bên con cháu, là những nghệ nhân tài tử ở địa phương vẫn tìm đến nhà để được học từ ông về niềm đam mê và nhiệt huyết với bộ môn độc đáo của dân tộc… Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |