Sức hút lớn của ngành bán lẻ và dịch vụ tại sân bay
Diễn đàn về thương mại bán lẻ hàng không (Trinity Forum 2024) được tổ chức trong 2 ngày 5/11-6/11 tại TPHCM.
Báo cáo của Hội đồng Sân bay Quốc tế Thế giới (ACI World) chỉ ra năm 2023,ãnhđạoACVCầnthayđổiđịnhkiếnquothànghóaởsânbayrấtđắnhan dinh arsenal doanh thu phi hàng không có sự tăng trưởng, chiếm đến 30-40% tổng doanh thu của các sân bay trên thế giới. Điều này cho thấy ngành bán lẻ du lịchvà miễn thuế đang trên đà phục hồi sau đại dịch.
Ông Phillip Nguyễn - Tổng giám đốc IPP Travel Retail - đánh giá việc áp dụng công nghệ đổi mới sáng tạo, xây dựng cảng hàng không quốc tế, quốc nội mới đóng vai trò giúp Việt Nam kết nối ra thế giới. Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều ngành nghề, có cơ hội thu hút khách quốc tế, là trung tâm vận chuyển của vùng nếu có hệ thống vận chuyển tốt hơn.
Tuy nhiên, ngành bán lẻ dịch vụ hàng không đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó giám đốc Sân bay quốc tế Nội Bài, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) - cho biết cơ hội nằm ở tiềm năng tăng trưởng kinh tế và khách du lịch.
Ngành hàng không cũng được chú trọng đầu tư hạ tầng, như xây dựng sân bay Long Thành, mở rộng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài... Ngoài ra, ACV cùng các hãng hàng không, đơn vị quản lý bay cũng áp dụng tốt, hiệu quả chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho ngành.
Tuy nhiên, bà Ngân chỉ ra thách thức là ngành hàng không và du lịch phục hồi nhưng sự kết nối giữa 2 ngành chưa tốt, nếu tốt hơn có thể thu hút nhiều khách tới Việt Nam hơn. Một số đường bay nội địa, như Hồ Chí Minh - Hà Nội thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, việc mở rộng chưa kịp đáp ứng nhu cầu thực tế. Một số vấn đề như giao tranh quân sự của các nước, nguy cơ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, diễn biến bất lợi giá nhiên liệu... cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của ngành.
Ông Lê Đại Dương - Giám đốc Đầu tư và phát triển, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) - nhận định cơ hội và thách thức đan xen với ngành bán lẻ hàng không.
Các doanh nghiệpđã cố gắng phục hồi sau đại dịch, Sasco tăng cường đẩy mạnh phát triển dịch vụ mới, cải tiến dịch vụ phòng chờ, đa dạng hóa kênh bán, tăng cường đối tượng khách hàng, kiểm soát chi phí đầu vào. Vĩ mô tác động lớn nhưng nội tại doanh nghiệp cũng cần cải thiện để vượt qua khó khăn.
Thay đổi định kiến, kích thích tiêu dùngtại sân bay
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi phải làm sao để tăng doanh thu phi hàng không trong bối cảnh xu thế tiêu dùng thay đổi? Các xu thế tiêu dùng phổ biến hiện nay như xu thế tiêu dùng xanh sạch bền vững, xu thế tiêu dùng thông thái, xu thế tiêu dùng trải nghiệm công nghệ...
Với xu thế xanh, sau Covid-19, hành khách có xu hướng quan tâm bảo vệ môi trường, sức khỏe, tìm kiếm dịch vụ tốt cho vấn đề này. Vì thế, sân bay Nội Bài khuyến khích doanh nghiệp phi hàng không tại cảng phát triển mặt hàng quan tâm sức khỏe, giảm thiểu ảnh hưởng lên trái đất, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như thay thế cốc nhựa bằng cốc sứ, túi nhựa bằng túi giấy...
Với xu thế tiêu dùng thông thái, sân bay tăng cường kiểm soát giá cả, không có sự chênh lệch giữa các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng. Các đơn vị phải kiểm soát giá cả, phù hợp, chất lượng cao nhất; khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng khuyến mãi. Đặc biệt, sân bay tăng cường truyền thông cho người dân thay đổi định kiến "hàng hóa ở sân bay rất đắt".
Xu hướng mua hàng trực tuyến ngày càng phát triển, các trang thương mại điện tử giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hàng hóa ở nhiều quốc gia, đa dạng nhà cung cấp.
Do đó, sân bay thay đổi biển chỉ dẫn, ưu tiên chỉ dẫn cho các dịch vụ hàng không, sau đó là dịch vụ phi hàng không được kinh doanh tại cảng, cuối cùng là dịch vụ bán quảng cáo cho các mặt hàng khác. Ngoài ra, sân bay cũng thay đổi cơ cấu hàng hóa, đưa vào sân bay những hàng hóa có chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng thế giới, hoặc sản phẩm độc quyền chỉ bán ở sân bay...
Để ngành dịch vụ bán lẻ lữ hành ngày càng phát triển, bà Ngân cho rằng Chính phủ cần có chính sách phát triển du lịch hàng không đa dạng, từ đó dịch vụ phi hàng không, bán lẻ tại sân bay sẽ phát triển theo.
Còn đại diện Sasco nhận thấy kinh tế vĩ mô phát triển tốt là động lực thúc đẩy du lịch, bán lẻ tại sân bay phát triển theo. Sự gia tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng giúp tăng doanh thu dịch vụ phi hàng không. Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ như tăng cường tuyên truyền, giảm thuế giảm phí, hỗ trợ nguồn nhân lực.
Vị này cũng đề xuất Việt Nam có thể tham khảo thêm các chính sách miễn visa cho du khách một số quốc gia để thu hút du lịch.