发布时间:2025-01-11 00:33:52 来源:Empire777 作者:World Cup
Chia sẻ về cảm hứng khi đặt bút viết kịch bản cho hai bộ phim hoạt hình “Chiếc xe thồ Điện Biên” và “Lời hứa Điện Biên”, biên kịch Phạm Thanh Hà bộc bạch, đến giờ chị vẫn không quên được những cảm xúc nghẹn ngào sau khi xem 3 tập phim tài liệu "A1, bùn, máu và hoa".
“Tôi đặc biệt ấn tượng và cảm phục những câu chuyện, những kỳ tích mà ông cha ghi dấu trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Chuyện các anh nuôi nắm phần cơm cho chiến sĩ, mỗi người một suất, nhưng sau mỗi trận chiến thì nắm cơm ấy lại thừa ra, bởi nhiều người ra đi không trở về nữa.
Hình ảnh đoàn quân bằng xe thồ, trận đánh quyết định với khối bộc phá gần một nghìn cân dưới đồi A1… Tất cả trở đi trở lại và thôi thúc tôi, cho tôi cảm hứng kể lại bằng ngôn ngữ phim hoạt hình, để đối tượng khán giả là trẻ em có thể cảm nhận, ghi dấu xúc cảm ấy”, biên kịch Phạm Thanh Hà tâm sự.
Ấp ủ và được giao nhiệm vụ tìm kiếm một kịch bản về Điện Biên Phủ từ rất lâu, nữ biên kịch cho hay, viết kịch bản hoạt hình về đề tài lịch sử hiện đại thật khó.
“Tôi từng đặt hàng các cây bút của phim truyện, tài liệu, sân khấu... nhưng không nhận được kịch bản nào phù hợp. Hoạt hình là thể loại bay bổng, nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu, ước lệ tượng trưng…, trong khi dữ liệu khai thác là sự kiện lịch sử có thật nên không dễ để tưởng tượng bay bổng, càng không thể sử dụng những “phép màu nhiệm” đặc trưng của hoạt hình”, chị Hà chia sẻ.
Nhưng nếu làm “thật” quá thì phim hoạt hình trở thành thể loại minh họa lịch sử, rất khô khan, không hấp dẫn. Thử thách lớn nhất là cách kể tôn trọng được lịch sử, bật lên được tinh thần của lịch sử nhưng phải có sự cuốn hút, hấp dẫn đặc trưng của phim hoạt hình.
Chia sẻ về hai bộ phim hoạt hình gây tò mò, cuốn hút ngay từ tên gọi: “Chiếc xe thồ Điện Biên” và “Lời hứa Điện Biên”, nữ biên kịch cho biết, hai bộ phim có hai cách khai thác khác nhau. Cả hai đều do biên kịch Phạm Thanh Hà, biên tập Nguyễn Thu Trang đảm trách, đạo diễn - họa sĩ Bùi Mạnh Quang thực hiện. Các phim được thực hiện với thể loại cắt giấy.
"Khi Hãng phim hoạt hình Việt Nam có kế hoạch sản xuất các phim về đề tài chiến thắng Điện Biên, các biên kịch của Hãng liền bắt tay tìm hiểu các nguồn tư liệu để lựa chọn câu chuyện. Phải mất một thời gian khá dài tôi mới hoàn thành xong kịch bản "Lời hứa Điện Biên" về cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé và người cựu chiến binh thăm lại chiến trường Điện Biên...", chị cho biết.
Kịch bản "Chiếc xe thồ Điện Biên" triển khai sau đó gần một năm. Vì đã tích lũy đủ chất liệu và tìm ra cách thể hiện phù hợp với hoạt hình nên "Chiếc xe thồ Điện Biên" được hoàn thành khá nhanh. Cả hai kịch bản nữ biên kịch Phạm Thanh Hà đều viết với sự đồng hành của biên tập Nguyễn Thu Trang.
“Chiếc xe thồ Điện Biên” có thời lượng 10 phút, thiên về chất tự sự, kể về hành trình của một cậu bé cùng chiếc xe thồ hàng trong Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Được xe thồ đưa đi thăm lại chiến trường xưa, cậu bé chứng kiến toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ với những điều phi thường, những kỳ tích quân dân ta đã tạo nên trong chiến thắng chấn động địa cầu.
Cùng có thời lượng 10 phút, "Lời hứa Điện Biên" đi sâu khai thác tình cảm. Phim nói về cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé và ông lão nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Ông lão là người đã tham gia những trận đánh đáng nhớ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày ấy, trước khi ra trận, những người lính hứa với nhau là sau này chiến thắng, cứ mỗi mùa hoa ban lại trở về thăm chiến trường xưa. Thế nhưng, có những chiến sĩ đã ngã xuống, ở mãi vùng đất ấy. Đồng đội của họ vẫn hàng năm trở lại, tưởng nhớ người nằm xuống.
Thời gian trôi đi, 70 năm rồi, những con người đã bước ra khỏi chiến tranh cũng già đi, mất dần theo năm tháng, họ cũng chẳng thể nào trở về chiến trường xưa theo lời hứa với đồng đội năm nào.
Và trong cuộc gặp gỡ đó, cậu bé và ông lão đã hứa với nhau sẽ cùng gặp lại. Câu chuyện tiếp diễn đến một năm sau, cậu bé quay trở lại Điện Biên nhưng không còn gặp được người ông ấy. Nhưng dù ông đã mất, cậu và các bạn vẫn thực hiện lời hứa trở về Điện Biên Phủ, tiếp nối truyền thống lịch sử yêu nước trải dài các thế hệ trong quá khứ đến hiện tại và cả tương lai…
“Tìm ra cách kể lịch sử bằng hoạt hình có lẽ là điều khiến tôi cảm thấy hài lòng nhất. Chiến tranh đã lùi xa, tôi chọn cách kể một cách tự nhiên, nhuần nhị, để khán giả nhỏ tuổi có thể hình dung ra những gì ông cha ta đã trải qua, tự hào về điều ấy, để từng thước phim có những nốt trầm, bi thương nhưng cũng có cái đẹp, cái lãng mạn cách mạng…”, nữ biên kịch cho biết.
Nhấn mạnh vai trò của phim hoạt hình trong việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, theo biên kịch Phạm Thanh Hà, phim hoạt hình là một phương tiện tuyệt vời để giáo dục, truyền đạt cho trẻ em những bài học lịch sử một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Qua cách kể và hình ảnh có thể thu hút sự chú ý và khơi gợi trí tưởng tượng của các em.
Trong phim “Lời hứa Điện Biên”, biên kịch dùng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. Ví dụ hình tượng cánh hoa ban trước đây màu trắng muốt, nhưng ở vùng đất nơi chiến trường Điện Biên, hoa ban chuyển sắc hồng như thấm xương máu của cha anh.
Hay hình ảnh nắm cơm của anh nuôi có sức gợi về tình đồng đội, về sự mất mát, hi sinh. Những hình ảnh ấy không phải nói đao to búa lớn, mà nhẹ nhàng thấm vào các bạn nhỏ, để các em hiểu về một thời.
“Trong quá trình bắt tay thực hiện hai bộ phim, càng đi sâu tìm hiểu, hiểu thêm về lịch sử, về cuộc chiến, về thế hệ cha anh, tôi càng tâm nguyện làm thật tốt để lan tỏa những giá trị, những cảm xúc mà lịch sử mang lại.
Với hai bộ phim, tôi hy vọng sẽ tạo cầu nối, truyền cảm hứng cho các em nhỏ sự yêu thích tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua đó, khơi gợi cảm xúc, để các em tự cảm nhận, tự ý thức mà bồi đắp tình yêu nước, yêu lịch sử…”, nữ biên kịch bộc bạch.
“Chiếc xe thồ Điện Biên” được trình chiếu ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. “Lời hứa Điện Biên” đang trong quá trình sản xuất, dự kiến ra mắt tháng 11 năm nay.
相关文章
随便看看