Phát hiện,ồChíMinhPháthiệnxửlýnhiềuhànhvigianlậntrongxuấtnhậpkhẩty le keotv lập biên bản hơn 600 vụ vi phạm
Có thể khẳng định, hoạt động quá cảnh hàng hóa qua các cửa khẩu của TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng phát triển, đem lại việc làm, thu nhập cho người lao động. Hoạt động này cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho các doanh nghiệp (DN) logistics, nhưng cũng thường xuyên bị lợi dụng để đưa hàng cấm, hàng lậu vào Việt Nam. Nhiều trường hợp đã bị cơ quan hải quan phát hiện, khởi tố hình sự.
Một buổi đối thoại tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng quá cảnh của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn |
Số liệu thống kê của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trong năm 2022 cho thấy, đơn vị đã thực hiện thủ tục hải quan cho trên 50.000 tờ khai đối với hàng quá cảnh. Cụ thể, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, có 40 DN làm dịch vụ liên quan, đăng ký 42.236 tờ khai hàng quá cảnh, gồm: vải và nguyên phụ liệu để sản xuất, phụ tùng xe đạp, hàng tiêu dùng, thực phẩm, phân bón, hóa chất, thuốc và thiết bị y tế...
Để góp phần kéo giảm hành vi vi phạm trong thông quan hàng quá cảnh, các đơn vị hải quan cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan bằng các hình thức khác nhau như văn bản, điện thoại, báo chí, tổ chức đối thoại… |
Trong khi đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã thực hiện thủ tục 1.382 tờ khai hàng quá cảnh, với hàng hóa gồm: vải, mỹ phẩm, hóa chất xét nghiệm, thuốc, máy móc thiết bị; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 thực hiện 545 tờ khai, với hàng hóa quá cảnh, gồm: sắt thép, tôn cuộn, máy công trình, gạch men, đá Granit, sơn, quần áo, tã giấy, trái cây tươi...
Còn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 thực hiện gần 6.000 tờ khai, với hàng hóa quá cảnh là đồ gia dụng bằng kim loại, nhựa, đèn và bộ đèn các loại, sản phẩm gỗ, bàn ghế gỗ và nhựa, xe đạp và phụ tùng, thủ công mỹ nghệ, vải và các sản phẩm may mặc, lốp xe, tấm pin mặt trời, cao su thiên nhiên, gạch, gia vị, đồ lặn, phụ tùng động cơ, máy X quang; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước thực hiện thủ tục hải quan cho gần 500 tờ khai hàng quá cảnh.
Qua quá trình thông quan hàng quá cảnh trong năm 2022, cán bộ công chức Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, lập biên bản vi phạm 624 vụ việc. Trong đó, riêng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện tới 617 vụ vi phạm, với các hành vi như khai sai về số lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa; hàng quá cảnh không giấy phép, giả mạo nhãn hiệu...
Nhiều giải pháp chống gian lận trong vận chuyển hàng quá cảnh
Bên cạnh công tác tạo thuận lợi thương mại, để ngăn chặn các hành vi vi phạm nêu trên, cơ quan hải quan đã có những giải pháp quản lý chặt chẽ đối với loại hình thông quan này.
Hàng quá cảnh chờ thông quan tại cảng Cát Lái, TP. Thủ Đức. Ảnh: Đỗ Doãn |
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, để kiểm soát hàng quá cảnh, bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chú trọng kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm, lợi dụng loại hình dịch vụ quá cảnh xuất sang Campuchia qua cửa khẩu đường bộ các tỉnh biên giới Tây Nam nhằm buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.
Để tránh bị ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính, lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đối với hàng quá cảnh, thực hiện kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, chỉ kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi phạm.
Cụ thể, những lô hàng có nghi vấn, cơ quan hải quan sẽ cho dừng thông quan để kiểm tra thực tế. Bên cạnh đó, các chi cục tận dụng hơn nữa các công cụ kiểm tra không xâm nhập như máy soi container… Đặc biệt, chú trọng công tác thu thập thông tin, xây dựng chuyên án đấu tranh, phát hiện kịp thời hành vi vi phạm.
Với phần lớn DN kinh doanh vận chuyển hàng quá cảnh chấp hành tốt pháp luật hải quan, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đưa ra một số khuyến nghị giúp DN phòng tránh vi phạm như: chủ động nghiên cứu, nắm bắt, cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động quá cảnh hàng hóa nói riêng để hiểu quy định pháp luật về quản lý hàng hóa quá cảnh, tự giác chấp hành.
Bên cạnh đó, khi có vụ việc xảy ra cần tích cực hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh. Còn khi đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quá cảnh, nên lưu ý yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Điều 253 Luật Thương mại, tránh trường hợp bị xử phạt về hành vi vi phạm.
Theo lãnh đạo các chi cục hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, đa phần DN đều chấp hành tốt pháp luật hải quan, thực hiện đúng các quy định về hàng quá cảnh trong quá trình làm thủ tục hải quan, nhưng cũng có không ít DN lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể là lợi dụng loại hình thông quan này để đưa hàng cấm, hàng lậu vào Việt Nam. |