Những năm trước,ềnthốngtrởlạlich bong da hang nhat anh khi hình thức gọi xe công nghệ xuất hiện và ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam, nhiều người dần quên taxi truyền thống. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát, giá xăng dầu tăng cao, không ít người đã quay lại với taxi truyền thống vì gọi xe công nghệ ngày càng khó, giá cước tăng vô tội vạ.
Người tiêu dùng quay lưng
Anh Bình (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) cho biết chiều thứ bảy vừa rồi, anh cùng gia đình gọi taxi từ Tân Bình về quận 1, đúng vào giờ cao điểm mà chưa tới 100.000 đồng. Trong khi đặt xe công nghệ bị tính tới 200.000 đồng gồm tiền cước và đủ loại phụ phí khác. Đáng nói là anh đặt rất nhiều app (ứng dụng) vẫn không có xe nên mới gọi taxi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những trường hợp như anh Bình không phải là chuyện hiếm ở TP HCM. Tình trạng này đã xảy ra từ nhiều tháng qua, nguyên nhân là do ngày càng có nhiều tài xế xe công nghệ tắt app, nghỉ chạy do giá xăng dầu tăng cao, các hãng giữ chiết khấu quá cao, càng chạy càng lỗ. Ông Lê Minh Hiếu (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) trước đây thường xuyên sử dụng xe công nghệ để đi lại nhưng giờ đã chuyển sang xe ôm hoặc taxi truyền thống vì giá ổn định và dễ kiếm xe hơn.
"Nhiều người tới giờ vẫn nghĩ giá cước xe công nghệ thấp hơn taxi, xe ôm nhưng thực tế hoàn toàn khác. Ngoài giá cước họ tính trên 10.000 đồng/km thì họ còn tính nhiều thứ phụ phí cho mỗi chuyển xe rồi bắt khách hàng phải trả. Chưa kể cách tính giá cước của họ cũng rất kỳ quái, những lúc cao điểm, mưa gió hay địa điểm đông người là giá cước nhảy lên gấp 2-3 lần bình thường nhưng không phải cứ đặt xe là có mà phải chờ rất lâu, thậm chí cuốc xe tự hủy mà người dùng không hiểu vì sao" - ông Hiếu bức xúc.
Tương tự, anh Chu Hậu (ngụ TP Thủ Đức) cho biết trước đây anh thường sử dụng xe công nghệ để đi làm nhưng gần đây chuyển sang taxi, mỗi chuyến tiết kiệm được vài chục ngàn đồng vì họ chỉ tính một giá, không có giá linh hoạt cũng như không có phụ phí gì cả. "Gọi taxi hiện nay rất dễ dàng. Một số hãng còn có app đặt xe, chỉ cần lên đó đặt xe, giá cả, tuyến đường, cự ly đều thể hiện rõ ràng trên app. Còn những người không có điện thoại thông minh thì gọi cho tổng đài của hãng taxi cũng được phục vụ nhanh chóng. Tuy nhiên, một số chuyến đi gần 1-2 km tài xế taxi thường từ chối khiến nhiều người bức xúc" - ông Hậu thông tin.
Trong khi đó, ông Trần Văn Toàn (ngụ quận 8, TP HCM) cho biết trước đây chạy GrabCar vừa tắt app nghỉ để chuyển sang chạy taxi. "Chạy xe công nghệ hiện nay thiệt đủ đường, chiết khấu hơn 30%, tiền kiếm được không còn bao nhiêu. Trong khi mang xe qua chạy taxi chỉ đóng khoảng phí 6%-7% trên doanh thu cho hãng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều" - ông Toàn cho biết.
Còn ông Khuất Văn Tùng (ngụ quận Tân Bình), trước đây chạy dịch vụ xe công nghệ, gần đây ông sang chạy cho taxi Vinasun, nhận xe của hãng chạy và được ăn chia 50/50, mọi thứ chi phí đều do hãng chịu hết. Theo ông Tùng, nếu chạy được hơn 2 triệu đồng thì phần mức vượt 2 triệu đồng, tài xế được hưởng tới 90% chứ không phải chiết khấu nhiều như các hãng xe công nghệ.
Nhiều ý kiến cho rằng các hãng taxi truyền thống cần cải tiến nhiều hơn để lấy lại hình ảnh trong mắt người tiêu dùng. Ảnh: TẤN THẠNH
顶: 95353踩: 23
【lich bong da hang nhat anh】Taxi truyền thống trở lại
人参与 | 时间:2025-01-11 00:54:59
相关文章
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt tiền bằng cách lập dự án 'ma' trên đất nông nghiệp
- Nữ nhân viên địa ốc Alibaba khai báo quanh co tại tòa
- Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Công an thu giữ gần 100kg ma túy tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài
- Bảo vệ dân phố ngồi tù vì tống tiền...kẻ trộm
- Nghe cuộc điện thoại lạ, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa hơn 11 tỷ đồng và cái kết
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Nhân viên Alibaba khai dồn tiền mua 9 lô đất, chưa kịp sinh lời thì bị bắt
评论专区