当前位置:首页 > Thể thao > 【k bong da】Nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn 正文

【k bong da】Nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-25 16:26:21

Công tác giữ gìn cảnh quan môi trường,ộngmhnhbảovệmitrườk bong da thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực nhờ vào sự đồng thuận.

Nhờ có tổ thu gom rác mà ở phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.

Nhằm bảo vệ môi trường nông thôn, tỉnh đang triển khai các giải pháp để bảo vệ, trong đó một trong những giải pháp là nhân rộng mô hình Tổ vệ sinh môi trường để thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các ấp. Đến nay mô hình này đã được nhân rộng ra nhiều địa bàn, góp phần nâng cao ý thức, sự chung tay, góp sức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn.

Theo Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh thì các xã, phường, thị trấn phải thành lập và duy trì hoạt động Tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải sinh hoạt (đối với các tuyến đường mà đơn vị thu gom không đi qua được), vận chuyển đến điểm thuận lợi giao thông để giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng xử lý định kỳ.

Theo UBND tỉnh, cho đến nay các xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo ấp, khu vực hoặc theo xã, phường, thị trấn. Tất cả các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp đều thành lập tổ thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Theo đó, đối với mô hình tổ thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, Hội Nông dân tỉnh đã phát động thành lập được 438 tổ, với 3.216 thành viên tham gia.

Trong thời gian qua, sự hình thành các tổ thu gom đã góp phần trong việc bảo vệ môi trường nông thôn. Tuy nhiên, một số tổ chưa được duy trì thường xuyên, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là các tổ này hoạt động chủ yếu trên tinh thần tự nguyện. Chỉ có địa bàn thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành thu phí từ hộ dân trong tuyến thu gom để trả trực tiếp cho người thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ 150.000 đồng đến 1.950.000  đồng/người/tháng. Không có nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và chưa có chính sách chi từ ngân sách nhà nước.

Mới đây, UBND tỉnh đã thông qua dự thảo Nghị quyết Chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo dự thảo Nghị quyết này sẽ hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là 900.000 đồng/tháng/tổ. Nhiệm vụ Tổ vệ sinh môi trường hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tần suất tối thiểu 2 ngày/lần.

Còn đối với hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng là 600.000 đồng/năm/tổ. Nhiệm vụ của Tổ vệ sinh môi trường hoạt động thu gom, vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ bể chứa đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý định kỳ theo kế hoạch của UBND cấp huyện hoặc theo chương trình do các cơ quan, tổ chức có liên quan phát động. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước địa phương (cân đối trong dự toán kinh phí thường xuyên theo phân cấp ngân sách).

Trên tinh thần tự nguyện đóng góp để hỗ trợ cho tổ vệ sinh môi trường đã giúp thành phố Ngã Bảy giải quyết được tình trạng người dân vứt rác bừa bãi xuống sông. Ông Diệp Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy, cho biết: Thành phố thống nhất với tỉnh là mỗi địa bàn nên có 1 tổ vệ sinh môi trường thu gom rác. Trước đây, thành phố Ngã Bảy tập trung ở địa bàn phường Ngã Bảy và hoạt động trên tinh thần tự nguyện, đóng góp của hộ dân và xã hội hóa, mỗi hộ đóng góp 14.500 đồng/tháng và hỗ trợ lại cho người thu gom. 

Bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, cho biết: Hiện tại, trên địa bàn huyện đã hình thành 13/58 tổ vệ sinh môi trường thu gom rác và trên thực tế có 5 tổ đang hoạt động thường xuyên, còn 8 tổ chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Thời gian qua, để tạo điều kiện cho những người thu gom, từ nguồn xã hội hóa và thu phí trong hộ dân để chi trả cho người đi thu gom, tuy nhiên số tiền này cũng mang tính chất hỗ trợ là chính. Tùy theo tháng, người đi thu gom có khi chỉ được 150.000 đồng/tháng. Khó khăn hiện nay trong hoạt động của các tổ là không có nguồn kinh phí. Trước những khó khăn chung này, sắp tới đây tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ cho tổ thu gom rác, đây là sự quan tâm của tỉnh nhằm tạo động lực để các tổ làm nhiệm vụ thu gom, từ đó góp phần chung tay bảo vệ môi trường nông thôn.

Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Ở 8 đơn vị của thành phố đã có được 19 tổ thu gom rác thải rắn sinh hoạt và 40 tổ thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Các tổ hoạt động là nhờ từ nguồn thu phí thu gom rác của hộ dân. Hàng năm, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường thì trả cho công ty vận chuyển rác. Với chính sách hỗ trợ cho tổ lần này sẽ giúp việc nhân rộng, hình thành các tổ vệ sinh môi trường ở các địa phương thuận lợi và phát huy hiệu quả hơn, người dân ngày càng có ý thức với công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần cho tỉnh nhà ngày càng sáng - xanh - sạch -  đẹp.

Bài, ảnh: T.XOÀN

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín