【giai vo dich quoc gia uc】Dự thảo Luật Quản lý nợ công: 6 công cụ quản lý, giám sát nợ công

[Thể thao] 时间:2025-01-26 08:13:45 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:43次

Các dự án đầu tư lớn cho hạ tầng ở nước ta hầu hết trông chờ vốn vay.

Các dự án đầu tư lớn cho hạ tầng ở nước ta hầu hết trông chờ vốn vay.

Sửa đổi Luật Quản lý nợ công là một trong những công việc đang được triển khai rốt ráo để thực hiện mục tiêu này. Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi,ựthảoLuậtQuảnlýnợcôngcôngcụquảnlýgiámsátnợcôgiai vo dich quoc gia uc trong đó đã đưa ra 6 công cụ quản lý, giám sát nợ công.

Không đưa tạm ứng ngân sách, nợ của DNNN vào nợ công

Sau thời gian nỗ lực, khẩn trương xây dựng, chỉnh sửa, đến nay dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo Luật có một số điều chỉnh về bố cục như bổ sung 2 chương mới về quản lý cho vay lại của Chính phủ và về đảm bảo khả năng thanh toán trả nợ; đồng thời, rà soát chỉnh sửa tên chương, bổ sung thêm một số điều trên cơ sở luật hóa các quy định tại văn bản dưới luật đã được áp dụng ổn định thời gian qua…

Về nội dung, một nhóm nội dung quan trọng được sửa đổi tại dự thảo Luật là phạm vi nợ công. Mặc dù không thay đổi về các cấu phần của nợ công (gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương), tuy nhiên, nội dung quy định về phạm vi nợ công được tách thành một điều riêng tại Luật, đồng thời làm rõ nội dung của từng cấu phần nợ công, đặc biệt là với nợ của chính phủ.

Cụ thể, dự thảo quy định nợ Chính phủ thông qua các nguồn vay: Các khoản nợ do Chính phủ phát hành các công cụ nợ; các khoản nợ do Chính phủ ký kết các hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng vay với chính phủ, vùng lãnh thổ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tài chính - tín dụng trong và ngoài nước; các khoản vay khác bao gồm vay từ quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật.

Riêng với ý kiến cho rằng cần xem xét các khoản tạm ứng của NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản và nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo cơ chế tự vay tự trả, quan điểm của Bộ Tài chính cho rằng, các khoản tạm ứng của NSNN để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chưa có dự toán và phải bố trí dự toán năm tiếp sau để thu hồi tạm ứng. Theo thông lệ quốc tế, đây không phải là khoản vay nợ vì không có bên vay, bên cho vay và không phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả của đối tượng sử dụng vốn. Vì vậy, không tính các khoản tạm ứng này vào nợ công.

Đối với vay nợ của DNNN, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật, trường hợp DN không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Vì vậy đưa nợ DNNN vào nợ công là không phù hợp.

Quy định rõ về Quỹ tích lũy trả nợ

Đặc biệt, để giám sát nợ công, dự thảo dành 6 điều quy định về các công cụ quản lý và giám sát nợ công. Theo đó, các công cụ quản lý nợ gồm: Chiến lược quản lý nợ và các chỉ tiêu an toàn nợ; Kế hoạch vay trả nợ công trung hạn cho giai đoạn 5 năm; Chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn 3 năm; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm; Quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công; Giám sát, phân tích, đánh giá bền vững nợ công.

Theo Bộ Tài chính, nội dung giám sát, phân tích, đánh giá bền vững nợ công là công cụ mới, được bổ sung nhằm tăng cường công tác giám sát, trách nhiệm của các cơ quan trong cung cấp thông tin phục vụ công tác giám sát và các nội dung cơ bản của công tác giám sát và phân tích bền vững nợ và tần suất thực hiện công cụ quản lý giám sát. Công cụ này có tính chất vĩ mô, đánh giá và rà soát định kỳ đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô dài hạn để xác định ảnh hưởng của chúng đến quản lý nợ công và an toàn nợ công trong trung và dài hạn. Đây cũng là một trong những nội dung tiếp cận với thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý nợ công, được các cơ quan quản lý nợ ở các nước thực hiện và các tổ chức tài chính khuyến nghị.

Ngoài ra, dự thảo Luật dành một chương riêng, quy định cụ thể hơn về một số nội dung về đảm bảo khả năng trả nợ. Theo đó, quy định rõ nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ gồm cả thu từ phí dự phòng rủi ro đối với cho vay lại vốn vay của Chính phủ và bảo lãnh. Các mục đích chi của quỹ được bổ sung nội dung chi quản lý cho vay lại, bảo lãnh, tái cơ cấu nợ, xử lý rủi ro, các nghiệp vụ về quản lý quỹ. Dự thảo cũng bổ sung quy định về đảm bảo nguồn ngoại tệ của quỹ nhằm đảm bảo tính sẵn có cho yêu cầu trả nợ nước ngoài và thực hiện các nghĩa vụ bằng ngoại tệ thuộc nhiệm vụ chi của quỹ.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Luật Quản lý nợ công được sửa đổi sẽ tạo cơ hội thể chế hóa việc xây dựng Chiến lược quản lý nợ trung hạn để định hướng cho các quyết định vay nợ cụ thể dựa trên những phân tích thấu đáo về mức chi phí và rủi ro, gắn với từng phương án vay nợ khác nhau.

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009 xuất phát từ yêu cầu phải phù hợp với Hiến pháp 2013 và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan ban hành thời gian qua như Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2015, Luật Đầu tư công (2014), Luật Tổ chức Chính phủ (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015)... Đồng thời, việc sửa luật sẽ khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế của luật hiện hành về phạm vi, công cụ quản lý nợ công; quy định về cho vay lại vốn vay của chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, vay nợ của chính quyền địa phương và phân định giữa quản lý ngân sách và quản lý nợ công, công tác giám sát và đảm bảo an toàn nợ công...

H.Y

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接