【lịch thi đấu serie b】Tội phạm gian lận là quan ngại lớn của doanh nghiệp Việt Nam
Đây là thông tin từ báo cáo Khảo sát Tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu: Góc nhìn Việt Nam,ộiphạmgianlậnlàquanngạilớncủadoanhnghiệpViệlịch thi đấu serie b do PwC lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.
Biển thủ, hối lộ và tham nhũng là loại tội phạm kinh tế phổ biến nhất
Cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy chỉ tính riêng trong hai năm vừa qua, 52% các DN tại Việt Nam đã phải đối mặt với tội phạm gian lận. Tỷ lệ này cao hơn so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (46%) và toàn cầu (49%). 40% số người tham gia khảo sát cho biết, họ chưa từng phải đối mặt với tội phạm gian lận, tuy nhiên, cũng rất có thể là do các gian lận này chưa bị phát giác.
Loại hình tội phạm kinh tế thường gặp nhất là biển thủ tài sản (40%) và hối lộ và tham nhũng (36%). Gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng chiếm 33% và vi phạm đạo đức kinh doanh chiếm 29%.
Khảo sát do PwC thực hiện tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn (53%) các vụ phạm tội kinh tế có thủ phạm là người trong nội bộ của tổ chức. Hơn nữa, các cán bộ quản lý cấp trung và quản lý cấp thấp chiếm tới 61% tổng số vụ gian lận nội bộ này. Trong khi đó, tỷ lệ tội phạm kinh tế do các đối tượng bên ngoài tổ chức (như khách hàng, nhà cung cấp, đại lý, tin tặc, v.v.) gây ra là 36%.
Tổn thất từ tội phạm kinh tế được chia thành tổn thất tài chính và tổn thất phi tài chính. Xét trên phương diện tài chính, 53% các tổ chức được khảo sát cho biết họ chịu tổn thất dưới 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng) trong vòng 2 năm vừa qua. Gần một phần ba (32%) số người tham gia khảo sát ước tính họ đã gánh chịu mức tổn thất trên 100.000 USD từ các vụ gian lận.
Trong số các ảnh hưởng phi tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tổn thất về uy tín/thương hiệu của DN, theo 28% số người tham gia khảo sát; tiếp theo là tinh thần nhân viên (23%) và các quan hệ kinh doanh (21%).
Theo ông Marcus Paciocco - Giám đốc Dịch vụ điều tra gian lận tại Công ty PwC Consulting Việt Nam: "Một số tổn thất tài chính có thể đo lường được bao gồm chi phí khắc phục sự vụ, chi phí pháp lý, tổn thất thực tế về tiền hay thậm chí là các hình phạt hình sự. Các tổn thất phi tài chính tuy không thể định lượng được nhưng có thể gây ra hậu quả còn nặng nề hơn tổn thất tài chính. Ví dụ như tổn thất về danh tiếng hay tinh thần nhân viên".
Chỉ 3% gian lận được phát hiện qua kiểm toán nội bộ
Về phát hiện gian lận, cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các vụ gian lận và tội phạm kinh tế khác được phát hiện bởi mật báo trong nội bộ (16%) hoặc do tình cờ (16%). Trên thế giới, kiểm toán nội bộ là một chức năng khá phổ biến trong các DN và góp phần phát hiện 14% số vụ gian lận. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế thông qua kiểm toán nội bộ chỉ là 3%.
Tương tự, đường dây nóng tố giác ở Việt Nam chỉ phát hiện được 3% số vụ việc gian lận, trong khi tỷ lệ này trên thế giới và ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được ghi nhận là 7%.
Một dấu hiệu đáng mừng là trong hai năm qua, các công ty Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro gian lận khá thường xuyên. 46% số người tham gia khảo sát cho biết họ đã triển khai các cuộc đánh giá rủi ro gian lận. Tuy nhiên, tỷ lệ các cuộc đánh giá các rủi ro cụ thể còn thấp, như chống hối lộ và tham nhũng là 35% hay nguy cơ an ninh mạng chỉ là 29%.
Rửa tiền là một vấn nạn toàn cầu. Việt Nam vốn là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt nên được xem như mục tiêu của tội phạm rửa tiền, bởi giao dịch tiền mặt không để lại dấu vết. Điều đáng mừng là các DN Việt Nam nhận thức được về các quy định phòng, chống rửa tiền. 86% tổ chức tham gia khảo sát cho biết DN của họ đang tuân theo các quy định về phòng, chống rửa tiền.
DN Việt Nam chậm áp dụng công nghệ để phát hiện gian lận
Về tội phạm an ninh mạng, 47% số tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ đã là nạn nhân của tội phạm an ninh mạng ở Việt Nam trong vòng 2 năm vừa qua. Các cách thức tấn công phổ biến nhất là Malware (đưa phần mềm độc hại vào thiết bị của nạn nhân) và Phishing (sử dụng email để đánh lừa người nhận cung cấp các thông tin nhạy cảm).
Trước tình hình đó, nhiều DN đã có kế hoạch ứng phó với các cuộc tấn công an ninh mạng. Tuy nhiên, có tới tổng cộng 37% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam không biết liệu rằng công ty họ đã có chương trình an ninh mạng hay chưa (16%), hay công ty họ không có chương trình an ninh mạng (13%), hoặc công ty vẫn đang trong giai đoạn đánh giá tính khả thi của việc triển khai chương trình an ninh mạng (8%).
Một trong những khuyến nghị của PwC với các tổ chức là nên tận dụng công nghệ để sớm phát hiện và giám sát tội phạm kinh tế. Các công cụ công nghệ đang ngày càng hiệu quả hơn và ít đắt đỏ hơn, thậm chí người dùng còn có thể sử dụng miễn phí các phiên bản có định dạng giới hạn của một số công cụ rất hữu ích. Tuy nhiên, PwC cho rằng, các DN Việt Nam đang chậm lại so với thế giới trong việc sử dụng một số công nghệ chủ lực nhằm phát hiện và bảo vệ tổ chức khỏi gian lận.
Bên cạnh công nghệ, PwC cũng đánh giá vai trò của con người cần được coi trọng nếu các DN muốn phòng, chống các hành vi gian lận thành công. Khoảng 64% số người tham gia khảo sát ở Việt Nam tin rằng một chương trình chính thức về đạo đức kinh doanh và tuân thủ là rất cần thiết cho DN. Tỷ lệ này thấp hơn 10% so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và 13% so với tỉ lệ của toàn cầu, với 77% số người tham gia khảo sát cho biết tổ chức của họ đã có một chương trình chính thức về Đạo đức kinh doanh và Tuân thủ.
"Các DN hoạt động tại Việt Nam nên tăng cường áp dụng các chương trình đạo đức kinh doanh và tuân thủ trong tương lai gần. Điều này không chỉ là kỳ vọng của các cơ quan quản lý trong nước, mà còn của các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài" - PwC khuyến nghị./.
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai
- ·Ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức Hải quan
- ·‘Cá mập’ tiếp tục mua vàng, giá vàng duy trì ở mức cao
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Tháng 3 nhập siêu 300 triệu USD
- ·Hỗ trợ 50% chi phí thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn
- ·Thúc đẩy thương mại, đầu tư ASEAN
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OVOP
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Petrovietnam cung ứng điện, khí vượt kế hoạch
- ·Chương trình XTTM quốc gia: Tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh tế
- ·Chatbot AI
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Xử phạt hơn 1.580 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đường bộ
- ·Quảng Nam: Giải ngân hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu
- ·Hải quan Bình Dương ký thỏa thuận hợp tác với LEGO Manufacturing Việt Nam
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Ất Tỵ