游客发表

【nhà cái việt nam】Cách thức ứng phó của Hải quan thế giới sau đại dịch Covid

发帖时间:2025-01-12 08:41:00

Tương lai của Hải quan qua bản đánh giá tổng quan của WCO
Áp dụng cách mạng Công nghiệp 4.0 của hải quan các nước phát triển trên thế giới
19 cá nhân thuộc Tổng cục Hải quan nhận Bằng khen danh dự của Hải quan thế giới
Hải quan Bangladesh kiểm tra hàng hóa qua máy soi. 	Ảnh: Nguồn WCO.
Hải quan Bangladesh kiểm tra hàng hóa qua máy soi. Ảnh: Nguồn WCO.

Khó khăn thời hậu Covid-19

WCO đã đưa ra các phân tích và nhận định về các xu hướng hiện nay dựa trên cơ sở thông tin thu thập từ các phiên hội thảo khu vực, các phân tích dựa trên sáu yếu tố:

Thứ nhất về Chính trị: Căng thẳng chính trị cao độ. Chủ nghĩa dân tộc gia tăng và hợp tác quốc tế không được coi là một thành phần chiến lược trong các kế hoạch quốc gia.

Thứ hai về Kinh tế: Các quốc gia đều chú trọng đến bảo vệ thị trường trong nước và làm gia tăng các rào cản thương mại.

Thứ ba về Xã hội: Do thiếu hợp tác quốc tế, các tổ chức tội phạm sẽ lợi dụng kẽ hở từ việc thiếu trao đổi thông tin rủi ro. Di cư bất hợp pháp ở mức cao dẫn đến bất ổn xã hội.

Thứ tư về Kỹ thuật: Căng thẳng chính trị và thương mại đã dẫn đến một thế thiếu kết nối, điều này cũng thể hiện trong việc sử dụng công nghệ. Số lượng lớn các nhà cung cấp giải pháp với nhiều công nghệ khác nhau làm tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự thiếu tính tương thích.

Thứ năm về Pháp lý: Cùng với việc ít hợp tác quốc tế, nhu cầu hài hoà hoá thương mại quốc tế là một ưu tiên thấp.

Thứ sáu về Môi trường: Nền kinh tế xanh/sạch không còn được ưu tiên và mối quan hệ giữa tăng trưởng và tác động đến môi trường vẫn còn.

Một vấn đề thường được các nước đề cập đến trong các hội thảo khu vực về chiến lược đó là sự khác biệt về trình độ phát triển của các thành viên WCO. Tuy nhiên điều này dù được coi là một thách thức ở một số khía cạnh nhưng cũng là điều luôn luôn hiện hữu trong bất cứ tổ chức nào. Sự khác biệt về trình độ phát triển sẽ không ngăn cản WCO phát triển và xây dựng mục tiêu chung trên nền tảng sự hiểu biết tương đồng.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng Covid-19 khẳng định rằng toàn thế giới chưa được chuẩn bị đầy đủ để vượt qua những tác động trong tình huống này. Thế giới ở trong tình trạng cần phải thích ứng nhanh chóng và rút ra những bài học thực tiễn. Khi xem xét những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, mục tiêu của Hải quan và các bên liên quan là phải có các công cụ phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực do đứt gãy. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ vẫn còn trong những năm tới và việc phân phối vắc xin sẽ được phân bổ theo từng giai đoạn ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Do đó, vai trò của Hải quan trong thực thi nhiệm vụ nhằm đảm bảo cho lưu thông thông suốt đối với vắc xin sẽ là chìa khóa quan trọng trong việc góp phần phục hồi thế giới.

Ứng phó phù hợp

Những phân tích đánh giá của WCO còn chỉ ra rằng thế giới phát triển nhanh chóng và ngày càng trở nên phức tạp, tuy nhiên không nên chỉ nghĩ đến sự thất bại. Không có tình huống nào nghiêm trọng đến mức không thể khắc phục được, và các tác động của bất kỳ tình huống nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách thức xử lý. Tính bền vững luôn và sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ với khả năng thích ứng. Trong bất kể tình huống nào có thể xảy ra trong tương lai, Hải quan nên chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó phù hợp.

Hài hòa hóa thủ tục hải quan và hợp tác biên giới là chìa khóa trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Các cơ quan Hải quan hoàn toàn thích ứng với nền kinh tế hiện đại và thương mại điện tử, nhận diện được những thực tế mới và thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về các bên liên quan. Các thủ tục hải quan đang đáp ứng phù hợp với nhu cầu kinh doanh và các đặc điểm của nền kinh tế số. Mối quan hệ giữa Hải quan với các doanh nghiệp và giữa WCO với các tổ chức quốc tế khác đã được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải các thông điệp chung tới các chính phủ nhằm hỗ trợ khả năng phục hồi kinh doanh và tính liên tục của chuỗi cung ứng.

Các cơ quan Hải quan cần được trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để ứng phó với những rủi ro và mối đe dọa mới xuất phát từ nền kinh tế hiện đại. Sự phức tạp trong bối cảnh thương mại được giảm thiểu bằng cách tiếp cận thông minh và trọng điểm, tập trung vào một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Các hoạt động kiểm soát của Hải quan trong thời gian qua đã được tích hợp với các hoạt động của các cơ quan quản lý khác tại biên giới, phối hợp với các bên liên quan đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả cao hơn. Khi hải quan được trao thêm thẩm quyền mới, sẽ đảm nhận vai trò mới, hoạt động thực thi ngày càng phát triển đa dạng hơn.

Bên cạnh đó WCO cũng đưa ra những khuyến nghị đối với cơ quan Hải quan trong những năm tới, đó là khả năng thích ứng trong bất kỳ tình huống nào, Hải quan phải có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt các vấn đề xảy ra. Khả năng thích ứng là chìa khóa để đảm bảo tính bền vững.

Các xu hướng mới nổi và sự phát triển mới mang lại những nhu cầu mới và đòi hỏi đưa ra các quy định, thủ tục, công cụ phù hợp. Cơ quan Hải quan nên là cơ quan đầu mối trong việc chủ động xử lý những vấn đề hiện tại để chuẩn bị cho tương lai và không ứng phó vội vã đối với những vấn đề đã được biết đến trong một thời gian nhất định.

Hải quan cần được trang bị các công cụ phù hợp để thực thi ngay lập tức khi xảy ra khủng hoảng. Sự phản ứng nhanh đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, Hải quan cần có tư duy cởi mở bởi mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Thế giới của ngày hôm nay và thế giới của ngày mai cần được nhìn nhận với sự tự tin và chủ nghĩa thực chứng để phát triển và tránh bị mắc kẹt trong những bế tắc lâu dài.

Sự phục hồi của thế giới sau khủng hoảng sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phối hợp các nỗ lực và hợp tác giữa các cơ quan liên quan. Hải quan cần phối hợp với các đối tác để thống nhất các giải pháp chung, mục tiêu chung và hướng đến thành công chung.

    热门排行

    友情链接