当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kq b】Kết nối đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi 正文

【kq b】Kết nối đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-11 00:29:09

Đa dạng kênh tiêu thụ cho nông sản Việt

Tại tọa đàm “Kết nối thông tin,ếtnốiđầurachonôngsảnvùngdântộcthiểusốvàmiềnnúkq b tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi” vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho hay, khu vực nông thôn, miền núi Việt Nam là “thủ phủ” của nhiều loại nông sản chất lượng cao. Hiện Bộ Công thương đang phối hợp với các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; nâng tầm giá trị cho sản phẩm nông sản Việt qua thương mại điện tử; đưa hàng Việt vào siêu thị, gia tăng xuất khẩu từ việc tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Chuối Việt Nam được bày bán tại một siêu thị ở Nhật Bản.
Chuối Việt Nam được bày bán tại một siêu thị ở Nhật Bản. Ảnh: TL

Trên thực tế thời gian qua có nhiều lễ hội xoài, nhãn, vải, cá sông Đà... được tổ chức thành công trong các hệ thống bán lẻ như Saigon Coop, Vinmart, MM Mega Market và rất nhiều hệ thống khác. Bộ Công thương đã làm việc nhằm đưa các đơn vị phân phối đến các sở công thương, các địa phương, các doanh nghiệp để tìm hiểu mặt hàng nào có thể thu mua, mặt hàng nào cần cải tiến. "Riêng MM Mega Market sẽ có những hướng dẫn cho các địa phương, các sở công thương cũng như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ sản xuất trên địa bàn các tỉnh để có được tín hiệu thị trường, kết nối hàng hoá trong nước và xuất khẩu ” - bà Lê Việt Nga khẳng định.

Đại diện cho địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, ông Phạm Công Toản - Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang chia sẻ, hiện nông sản Bắc Giang nói chung và trái vải thiều Lục Ngạn nói riêng đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và từng bước chinh phục thị trường xuất khẩu. Trong thời gian tới, đối với thị trường xuất khẩu, tỉnh thường xuyên phối hợp với đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của Việt Nam tại các nước và của các nước tại Việt Nam để tổ chức tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản tại các thị trường; trong đó luôn coi trọng thị trường truyền thống như Trung Quốc. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục quan tâm khơi thông xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore....; mở rộng thị trường xuất khẩu khác: Trung Đông, Thái Lan, Canada…

Đẩy mạnh liên kết Nhà nước - doanh nghiệp - nông dân

Bên cạnh những thế mạnh mà nông sản Việt Nam đã được phát huy, khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nông sản, đặc sản vùng nông thôn miền núi là do công nghệ chế biến còn hạn chế, gây khó cho tiêu thụ, do thời gian bảo quản ngắn. Để đẩy mạnh khâu tiêu thụ thì sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân được đánh giá hết sức quan trọng, qua đó hạn chế tình trạng được mùa mất giá.

Đề cập đến mục tiêu đưa 5 triệu hộ dân lên sàn thương mại điện tử đang được các bộ, ngành triển khai, ông Nghiêm Tuấn Anh - đại diện sàn thương mại điện tử postmart.vn (thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post) cho hay, doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển, kết nối cung cầu trong hoạt động thương mại, hỗ trợ phát triển kinh tế đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Hiện Bưu điện Việt Nam có 13.000 điểm phục vụ trên toàn quốc đến tận cấp xã và rất gần với người dân. Chính sự gần gũi này đã tạo gắn kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp. Qua đó, hàng nghìn tấn nông sản của người nông dân đến tay người tiêu dùng.

Khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam

Theo Bộ Công thương, thời gian qua, việc mật ong Việt Nam xuất khẩu liên tục sang EU, Mỹ; trái xoài Sơn La xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Anh, Australia; trái vải Lục Ngạn được đánh giá rất cao ở Nhật Bản, Pháp… cho thấy những chính sách xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ và đặc biệt là việc cung cấp thông tin thị trường cho bà con ở khu vực nông thôn, miền núi đang phát huy tác dụng, không chỉ khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam ở thị trường thế giới mà còn giúp tạo sinh kế cho người dân, nâng cao đời sống và góp phần giảm nghèo cho đồng bào ở khu vực này.

Ông Nguyễn Anh Phương – Trưởng Điều hành vùng miền Bắc MM Mega Market Việt Nam cho hay, doanh nghiệp đang làm việc trực tiếp với sở công thương, trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh thành để tìm kiếm các nguồn hàng đa dạng hơn nữa và ký kết trực tiếp các hợp tác xã, hộ nông dân để đưa vào hệ thống thương mại của đơn vị. MM Mega Market đã xây dựng 5 kho trung chuyển theo mô hình khép kín “Từ nông trại đến bàn ăn”, bao gồm: Đà Lạt (rau củ), Tiền Giang (trái cây), Cần Thơ (cá) và 2 trạm trung chuyển thịt heo tại Đồng Nai và Hà Nội. Các sản phẩm tươi sống từ các kho trung chuyển sẽ được MM Mega Market vận chuyển tới các tỉnh thành với các điều kiện an toàn thực phẩm cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

“MM cũng sẽ tiếp tục cùng người nông dân lên kế hoạch, phát triển nguồn hàng chất lượng tốt, sản lượng dồi dào để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng cho thị trường trong nước và chủ động theo dõi, xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với mục tiêu xuất khẩu nông sản Việt Nam sang chuỗi các siêu thị tại các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, châu Á… như Thái Lan, Singapo” - ông Nguyễn Anh Phương.

Về phía cơ quan chức năng, bà Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công thương đã xây dựng một chiến lược phát triển thị trường thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021. Trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống logistics để bảo quản được tốt nhất, tạo giá trị gia tăng cao nhất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, khơi thông được các thị trường.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh