当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ti so benfica】Nhọc nhằn nghề hái dừa

Báo Cà Mau(CMO) Cây dừa cho trái ngọt lành, là loại thức uống được nhiều người ưa thích, thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau hương vị ngọt ngào ấy là mùi vị mặn chát của mồ hôi, sự cực nhọc và lắm rủi ro, hiểm nguy của những người sống bằng nghề hái dừa.

Từ trung tâm thị trấn Thới Bình, qua mấy con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi đến Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình gặp những người theo nghề hái dừa.

Kiếm sống trên ngọn dừa

Ông Trương Đăng Thoi có 23 năm theo nghề leo dừa. Địa bàn hoạt động của ông ở khắp các xã trong huyện Thới Bình, thậm chí nhiều vườn cau cũng lưu dấu chân ông Thoi.

Nghề hái dừa đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ dẻo dai, không sợ độ cao. Bộ dụng cụ hành nghề đơn giản là con dao, cuộn dây luộc và cái nài. Ông Thoi cho biết: “Người hái dừa sử dụng nài làm bằng dây đai, dây dù. Với tôi thì khác, tôi làm nài bằng dây chuối đánh lại, có độ dẻo và chắc chắn khi cọ sát với thân dừa. Thậm chí có khi không cần nài’’. 

Ông Trương Đăng Thoi với công việc hái dừa hằng ngày của mình.

Theo chân ông đến vườn, tôi tận mắt quan sát ông leo dừa. Người đàn ông đã gần 50 tuổi nhưng nhanh nhẹn, thoăn thoắt leo như chú sóc chuyền cành. Thoáng chốc ông đã vút lên ngọn dừa cách mặt đất khoảng 17 m, treo mình lơ lửng trên đọt dừa.

Cũng theo ông Thoi, thanh niên bây giờ ít ai chọn nghề này. Trước đây, cả xóm có vài chục người làm nghề này, nhưng làm được 5-7 năm thì nghỉ vì không đủ sức khoẻ, giờ chỉ còn khoảng 10 người theo nghề.

Trong số những người trèo hái dừa cùng Ấp 2 với ông Thoi, anh Châu Minh Phụng được coi là cao thủ. Anh Phụng tâm sự: “Từ lúc 14 tuổi đã theo cha đi khắp nơi để hái dừa thuê. Lúc đó còn nhỏ, tôi chỉ đứng dưới đất nhặt và mang dừa vào sọt. Hồi đó mờ sáng là hai cha con tôi ra khỏi nhà. Trèo dừa những lúc trời mưa tuy vất vả nhưng được chủ trả tiền công cao hơn những ngày trời nắng. Giờ đây tay nghề của tôi cũng sắp bằng các anh, các chú rồi”. 

"Công việc bán sức lao động nên chỉ cần siêng năng, mỗi ngày tuỳ vào tay nghề mỗi người có thể trèo hái dừa từ 20-30 cây. Dừa tươi tại vườn mua giá 6.500 đồng/trái, đem về bỏ mối tại các quán nước với giá 8.500-9.000 đồng/trái, dừa khô mua giá 7.500 đồng/trái về bán 10.000-12.000 đồng/trái. Đối với dừa tươi, thợ phải dùng dây luộc dài chuyền nhẹ buồng dừa để không bị vỡ. Tính trung bình mỗi ngày kiếm khoảng 800.000 đồng, tôi khi làm đều dọn cổ sạch sẽ, chăm sóc cây dừa để giữ mối. Thông thường chúng tôi có địa bàn quen, cứ mỗi năm thu hái 2 lần, vườn nhà này tới vườn nhà kia, nghề này đánh đổi sức lao động, lấy công làm lời ”, anh Phụng nói. 

Nguy hiểm rình rập

Miếng cơm manh áo buộc những người đàn ông leo dừa phải chấp nhận nguy hiểm, theo ông Thoi: “Những người bước chân vào nghề phải trải qua tai nạn mới trưởng thành. Chỉ học nghề qua lớp thợ có kinh nghiệm truyền lại cho lớp sau. Ai cũng có ít nhiều vết sẹo, bị ong lá, ong bần, kiến, rắn cắn mình mẩy sưng vù mấy ngày là chuyện thường xảy ra. Khi rơi vào các tình huống này, phải bình tĩnh, chịu đựng, tìm cách xử lý, không được hốt hoảng buông tay”.

Nói về những tai nạn trong nghề, giọng ông Thoi đượm buồn: “Cách đây 2 năm, vừa trèo lên đến ngọn dừa, tôi bị bầy ong vò vẽ lao ra đốt. Tôi liền phi thân xuống mương, rất may cây dừa thấp, gần mương nên cũng chỉ bị ong đốt, cây quẹt bị thương cánh tay phải. Sau vụ đó, gia đình động viên tôi nghỉ, kiếm việc khác làm, nhưng tôi vẫn bám lấy nghề”.  

Nói đến nghề hái dừa thuê, ít ai mường tượng hết vất vả, bởi ai cũng nghĩ người hái dừa kiếm tiền mà không phải mất đồng vốn nào. Hơn nữa, việc trèo cây mà không có bất cứ hình thức bảo hộ nào cũng rất nguy hiểm. Người trèo dừa luôn miệng nói do trèo quen nên không sợ và cũng không ngã được, nhưng thực tế đã có mấy người ngã, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Cung, tay leo dừa kỳ cựu từng chung nhóm với ông Thoi, rất thương tâm. Ông Thoi kể lại với giọng đầy xót xa: “Dù leo dừa gần 10 năm, nhưng cách đây 8 năm, do bất cẩn níu phải tàu dừa mục nên anh Cung rơi xuống đất từ độ cao 14 thước, đầu va đập mạnh. Gần 2 tháng sau, anh Cung mới tỉnh lại, bị chấn thương não, thần kinh không được như trước, xương cốt không còn lành lặn, tuy không mất mạng nhưng cũng thành phế nhân, hằng tháng anh được xã trợ cấp người khuyết tật 450.000 đồng”./.

Anh Nguyễn Minh Tính, Trưởng Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, cho biết: “Nghề leo dừa không phải là nguồn kinh tế chính của người dân nơi đây, tuy nhiên, nó giúp nhiều người có cái ăn, cái mặc. Đa số những hộ theo nghề này là hộ nghèo, cận nghèo hoặc ít đất sản xuất, Hội LHPN xã cũng nhiều lần làm đơn cho những hộ này vay vốn làm ăn nhưng do vẫn còn khó khăn trong giấy tờ. Địa phương nhiều lần động viên họ chuẩn bị sức khoẻ tốt, đề phòng rủi ro khi trèo cao”.

 Kim Liếu 

分享到: