【xep hang bdn】RCEP tăng tốc khu vực hóa thương mại ở châu Á

Nhà cái uy tín 2025-01-10 10:40:35 28
Bộ Công Thương là đầu mối triển khai Hiệp định RCEP RCEP – nhận diện lợi thế để đầu tư hiệu quả RCEP - Con đường tự do hóa thương mại theo phương thức ASEAN

Trong báo cáo dự báo,ăngtốckhuvựchóathươngmạiởchâuÁxep hang bdn hàng tỷ đôla xuất khẩu sẽ bị chuyển hướng khỏi các quốc gia không có trong thỏa thuận thương mại, vì các nhà nhập khẩu có trụ sở trong khối tìm cách tận dụng các biện pháp thuế quan có trong hiệp định. Theo tính toán, các nhượng bộ thuế quan trong thỏa thuận được thực thi từ tháng 1 năm nay sẽ thúc đẩy xuất khẩu nội Á lên gần 2% so với mức của năm 2019, tương đương khoảng 42 tỷ USD. Mức thuế thấp hơn dự kiến ​​sẽ chuyển hướng thương mại từ các quốc gia không phải thành viên sang 15 thành viên của hiệp định, tương đương khoảng 25 tỷ USD, đồng thời tạo ra thương mại mới giữa các bên ký kết gần 17 tỷ USD.

RCEP tăng tốc khu vực hóa thương mại ở châu Á

RCEP được thiết lập để trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới và do đó trở thành trung tâm trọng điểm mới cho thương mại toàn cầu. Trên thực tế, các nhượng bộ thuế quan của RCEP dự kiến ​​sẽ thúc đẩy hơn nữa thương mại trong quan hệ đối tác mới hình thành không chỉ bằng cách tạo ra thương mại trong khối mà còn hơn thế nữa bằng cách chuyển hướng thương mại từ bên ngoài khu vực. Khi quá trình hội nhập của các thành viên RCEP tiến xa hơn, những tác động chuyển hướng này có thể được tăng cường, một yếu tố không nên đánh giá thấp đối với các thành viên không thuộc RCEP.

Khối thương mại tự do lớn nhất thế giới dựa trên sức mạnh kinh tế tuyệt đối của các thành viên - chiếm gần một phần ba dân số thế giới và 30% GDP - có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, quy tụ 10 quốc gia ASEAN, cùng với Trung Quốc, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thỏa thuận này tạo ra một bộ quy tắc chung cho thương mại hàng hóa và dịch vụ trong khu vực RCEP, nơi đã có sự chắp vá của các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nó cũng nhằm mục đích hỗ trợ môi trường kinh doanh rộng lớn hơn thông qua nhiều quy tắc và yêu cầu mới liên quan đến các vấn đề như sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, quy định về cạnh tranh và mua sắm của chính phủ. Các nhà phân tích trước đây đã đặt câu hỏi về hiệu lực của các nhượng bộ thuế quan khác nhau của RCEP, do số lượng các hiệp định thương mại được áp dụng trong toàn khu vực, đặc biệt là khối ASEAN và các thỏa thuận khác nhau đã thực hiện.

Stephen Olson, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation, một tổ chức quốc tế có trụ sở tại châu Á, cho biết, một phần lớn tự do hóa thương mại có thể thực hiện được trong số 15 thành viên đã được gặt hái. Trên thực tế, thuế quan trung bình của các nước ASEAN đối với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác RCEP đã giảm từ 4,9% năm 2005 xuống 1,8% vào năm 2020, trong khi thương mại nội khối RCEP đã trị giá khoảng 2,3 tỷ USD vào năm 2019. Đồng thời, RCEP cũng đã được đàm phán một cách khéo léo để các quốc gia có thể bảo vệ các lĩnh vực xuất khẩu được đánh giá cao nhất, bao gồm nông nghiệp và ô tô. Chỉ 75% số dòng thuế nông nghiệp được cắt giảm về 0, trong khi 17% hoàn toàn không được cắt giảm thuế quan dưới mọi hình thức.

Nhưng phân tích của UNCTAD cho thấy rằng, việc cắt giảm thuế quan của RCEP cuối cùng sẽ phá vỡ các mô hình thương mại toàn cầu trong những năm tới, dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng và hậu quả đối với các nhà xuất khẩu của các nước không phải là thành viên. Các thành viên RCEP đã đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa trong vòng 20 năm tới, đồng thời xóa bỏ thuế ngay lập tức đối với 65% sản phẩm giao dịch trong khối.

Nhật Bản được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc dỡ bỏ thuế quan, với báo cáo của UNCTAD dự đoán xuất khẩu của nước này sang các nước thành viên sẽ tăng khoảng 20 tỷ USD - tương đương 5,5% - so với mức được thấy vào năm 2019. Báo cáo cho thấy các nền kinh tế lớn khác bao gồm Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand cũng có khả năng nhận thấy những tác động tích cực “đáng kể” từ việc cắt giảm thuế quan.

Phân tích ước tính rằng, xuất khẩu của Trung Quốc sang khối RCEP sẽ tăng 11,2 tỷ USD, Hàn Quốc tăng 6,7 tỷ USD, Australia tăng 4,1 tỷ USD và New Zealand tăng 1,1 tỷ USD. Báo cáo cho biết, sự chuyển hướng thương mại do RCEP gây ra cũng sẽ ảnh hưởng đến các thị trường lớn không có trong thỏa thuận, chẳng hạn như Mỹ và EU - cũng như các nền kinh tế đang phát triển như Bangladesh và Pakistan. EU dự kiến ​​sẽ mất khoảng 2% xuất khẩu sang các nước RCEP, tương đương với khoản lỗ khoảng 8,3 tỷ USD. Ở những nơi khác, Mỹ dự kiến ​​đạt 5,1 tỷ USD xuất khẩu, Hồng Kông 3,3 tỷ USD và Đài Loan 3 tỷ USD.

Phân tích của UNCTAD cho biết, tổn thất xuất khẩu dự kiến ​​của các nước như Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka là đáng kể hơn khi tính theo tỷ lệ phần trăm tổng thể. Bangladesh dự kiến ​​sẽ bị sụt giảm 12% trong xuất khẩu của mình sang RCEP do thương mại bị chuyển hướng, phần lớn là từ lĩnh vực dệt may.

Ngay cả một số nền kinh tế mới nổi nhỏ hơn trong khối RCEP bao gồm Campuchia, Indonesia và Philippines được dự đoán sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm trong xuất khẩu do nhượng bộ thuế quan. Nhưng Liên hợp quốc cho rằng, ngay cả khi các quốc gia này không tham gia thỏa thuận thì sẽ không giúp các nhà xuất khẩu trong nước của họ khỏi những tác động tiêu cực như vậy. Các nhà phân tích cũng đã chỉ ra các yêu cầu về quy tắc xuất xứ mới trong thỏa thuận là một lợi ích cho các doanh nghiệp dựa trên RCEP. Các nhà xuất khẩu RCEP sẽ chỉ cần cung cấp tối thiểu 40% nguyên liệu đầu vào từ trong khối để hàng hóa cuối cùng của họ đủ điều kiện hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các thành viên RCEP khác.

Ajay Sharma, Giám đốc khu vực tài chính thương mại toàn cầu của HSBC, cho biết, thương mại nội Á - đã lớn hơn thương mại của châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu - sẽ nhận được sự thúc đẩy hơn nữa với các quy tắc xuất xứ tiêu chuẩn của RCEP. RCEP sẽ giúp các doanh nghiệp sử dụng Đông Nam Á làm cơ sở sản xuất dễ dàng hơn và có thể đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tái phân bổ vốn FDI ở châu Á.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/621b298939.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an

PNJ lọt top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả 2023

So sánh AC1200 TP

Khởi nghiệp thành công với nghề may bao đựng đàn

Phục tráng giống lúa Huyết Rồng

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1,54%

Giá vàng hôm nay 12/10/2023: Chạm ngưỡng 70 triệu đồng, cao nhất kể từ đầu năm

6 tháng đầu năm 2023: Kinh tế của tỉnh Long An tăng trưởng tích cực

友情链接