【tỉ số world cup hôm nay】Xuất khẩu gỗ ván ra sao khi Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế?
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế gỗ dán Việt Nam | |
Đề nghị Hàn Quốc hủy bỏ điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam | |
Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam |
Tính trong cả giai đoạn 2007 – 2017 mới chỉ có 3 vụ việc khởi xướng điều tra PVTM với mặt hàng gỗ, tuy nhiên từ 2018 đến nay đã có 4 vụ với sản phẩm này. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Mức độ điều tra gia tăng
Tính đến tháng 6/2020, Bộ Công Thương đã xử lý 176 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) do nước ngoài áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công Thương đang xử lý 13 vụ việc PVTM do nước ngoài khởi xướng điều tra với hàng hóa Việt Nam và 6 vụ việc có khả năng bị điều tra trong thời gian tới (lớn hơn số lượng vụ việc của cả năm 2019).
Sản phẩm xuất khẩu bị điều tra rất đa dạng, trong đó mặt hàng gỗ bị điều tra 7 vụ, chiếm tỷ lệ 4%. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ việc PVTM nhưng Bộ Công Thương lưu ý, mức độ điều tra với các sản phẩm gỗ đang có xu hướng tăng.
Cụ thể, tính trong cả giai đoạn 2007 – 2017 mới chỉ có 3 vụ việc với mặt hàng gỗ, tuy nhiên từ 2018 đến nay đã có 4 vụ với sản phẩm này.
Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu các vụ việc với sản phẩm gỗ gần đây cao hơn nhiều so với các vụ trong giai đoạn 2007 – 2017. Bằng chứng là, vụ việc chống bán phá giá gỗ MDF do Ấn Độ điều tra năm 2015 có kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,1 triệu USD, trong khi đó vụ việc Hàn Quốc điều tra gỗ dán năm 2019 có kim ngạch xuất khẩu khoảng 170 triệu USD.
Gần đây nhất, ngày 17/6/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng đối với sản phẩm gỗ ván ép của Trung Quốc được nhập khẩu từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong năm 2019 là khoảng 300 triệu USD.
Trong trường hợp DOC kết luận sản phẩm gỗ ván ép của Việt Nam lẩn tránh thuế PVTM đang áp với sản phẩm tương tự của Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ ban hành lệnh áp thuế với sản phẩm này của Việt Nam từ thời điểm khởi xướng điều tra với mức thuế cao nhất đang áp với Trung Quốc (thuế phá giá là 183,36%; thuế chống trợ cấp là 22,98% - 194,9%).
Từ câu chuyện khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế này, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Bùi Chính Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTTN) nhận định, việc khởi kiện lẫn nhau trong cạnh tranh thương mại là bình thường khi Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, có giao thương rộng lớn.
Đây là dịp để các doanh nghiệp tự nhìn nhận lại. Doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện tốt để khẳng định lại bản thân.
Không ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu
Ở góc độ Hoa Kỳ khởi kiện điều ra chống lẩn tránh thuế tác động tới xuất khẩu gỗ ván như thế nào, ông Nghĩa nhấn mạnh: “Năm 2019, mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nửa đầu năm nay, giá trị xuất khẩu vẫn tương đương so với cùng kỳ năm trước. Chắc chắn động thái này sẽ gây ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu nhưng có độ trễ nhất định”.
Hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các địa phương để hướng dẫn doanh nghiệp theo đuổi vụ kiện; báo cáo lãnh đạo Bộ NN&TPNT, phối hợp với Bộ Công Thương để vượt qua khởi kiện của Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương nêu rõ, trong các vụ việc điều tra chống lẩn tránh cho tới nay, biện pháp chống lẩn tránh thuế đều không ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam do các doanh nghiệp đã chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu từ trong nước hoặc các nước khác thay vì nguyên liệu của Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu.
Nguyên liệu gỗ thu hoạch tại Việt Nam hàng năm đủ để sản xuất 8,4 triệu m3 gỗ dán trong khi tổng lượng xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam năm 2019 là 2,5 triệu m3. Như vậy, xét về nguyên liệu đầu vào thì Việt Nam đủ năng lực cung ứng cho các nhà máy sản xuất gỗ dán.
Nhằm ứng phó hiệu quả với các vụ việc PVTM nói chung với ngành gỗ hiện nay và vụ việc gỗ ván dán nói riêng, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván dán của Việt Nam chú ý tìm hiểu cơ chế, quy định, thủ tục điều tra của Hoa Kỳ.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ thường xuyên thay đổi quy định, thủ tục điều tra theo hướng dễ khởi xướng điều tra, áp dụng hơn. Trong nhiều trường hợp, cơ quan điều tra (như Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ) có thể chủ động điều tra mà không công bố công khai.
Bên cạnh đó, quy định về “chuyển đổi đáng kể” hay yêu cầu “hợp tác”, “cung cấp thông tin” cũng có thể thay đổi qua từng vụ việc, do đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu để kịp thời nắm bắt, đáp ứng các điều kiện liên quan.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu; có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, đây cũng là giải pháp lâu dài để ứng phó với các cuộc điều tra chống lẩn tránh đang ngày càng gia tăng…
Trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế, DOC sẽ xem xét 5 yếu tố để xác định quá trình sản xuất/lắp ráp hoặc hoàn thiện hàng hóa của một nước có bị coi là lẩn tránh biện pháp PVTM hay không, bao gồm: Mức độ đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu; mức độ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm; quá trình sản xuất tại nước xuất khẩu; quy mô của các cơ sở sản xuất tại nước xuất khẩu; giá trị gia tăng của sản phẩm được thực hiện ở nước xuất khẩu trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/620f297059.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。