当前位置:首页 > Thể thao > 【lịch thi đấu qatar】Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030: Liệu có khả thi? 正文

【lịch thi đấu qatar】Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030: Liệu có khả thi?

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 16:48:31
Loạt ''ông lớn'' đổ bộ,ĐàotạokỹsưcửnhânngànhbándẫnđếnnămLiệucókhảlịch thi đấu qatar ngành bán dẫn Việt Nam làm gì để chớp thời cơ? Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có góp ý Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫnđến năm 2030, định hướng đến năm 2050”gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Theo Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, TS Vũ Ngọc Hoàng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong cuộc gặp với lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (Hiệp hội) ngày 12/11/2023 về tư vấn cho Thủ tướng các vấn đề liên quan tới xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực, Hiệp hội đã tổ chức lấy ý kiến một số chuyên gia về Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”(Đề án).

Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030 liệu có khả thi?
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam (Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính tại triển lãm Quốc tế về Đổi mới sáng tạo tháng 10/2023 tại NIC Hòa Lạc)

Văn bản kiến nghị đã phân tích chi tiết, cụ thể và chỉ ra 9 nội dung trong Đề án được cho là chưa đủ luận chứng khoa học và thực tiễn và gần như không khả thi, do vậy cần phải làm rõ và xem xét thêm.

Thứ nhất, về mục tiêu chung của Đề án “Đến năm 2030, nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại; tham gia sâu và làm chủ được một phần công nghệ thuộc công đoạn đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn”.

Theo Hiệp hội, đề án cần làm rõ mục tiêu “Tham gia sâu vào quy trình thiết kế vi mạch bán dẫn hiện đại” là thế nào? Cần phải làm những gì? Đáp ứng những tiêu chí gì về kỹ thuật và công nghệ của quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại? Các vi mạch bán dẫn hiện đại ứng dụng ở lĩnh vực nào, sản phẩm nào?...

Các vi mạch bán dẫn hiện đại hiện nay thường sử dụng các công nghệ vi mạch có kích thước nhỏ hơn 14 nm. Trong đó, các vi mạch bán dẫn hiện đại nhất thường tập trung ở kích thước dưới 5 nm. Ngoài các kiến thức cơ bản về thiết kế vi mạch, các kỹ sư thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại còn phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ chế tạo vi mạch hiện đại (hiện chỉ mới có một số nước tiên tiến về bán dẫn như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… mới có thể làm được). Hiện Việt Nam chưa có hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên sâu nghiên cứu các công nghệ này, cũng chưa có đầu tư cho nghiên cứu hay chuyển giao công nghệ về các vi mạch bán dẫn hiện đại. Các kỹ sư Việt Nam mới tốt nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn và khó có thể tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại như mục tiêu của Đề án. Vì vậy, đến năm 2030, mục tiêu này cũng sẽ rất khó để thực hiện với các kỹ sư của Việt Nam và không nên đặt làm mục tiêu chung của đề án.

Thứ hai, để tham gia sâu và làm chủ được một phần công nghệ thuộc công đoạn đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn...”cần phải có các sáng chế (patent về các công nghệ nguồn, công nghệ lõi, với khả năng có thể chi phối công nghệ, dù chỉ là một phần).

Để làm được điều này, Nhà nước hoặc phải bỏ ra một lượng tiền lớn để mua patent từ các đối tác mà điều này hoàn toàn không dễ dàng. Đồng thời, để tới năm 2030 có các patent thì ngay bây giờ (năm 2024), về cơ bản, Việt Nam đã phải có các kết quả nghiên cứu công nghệ này- điều gần như không thể có trong tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam.

Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030 liệu có khả thi?
Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam vẫn dựa vào các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia (Ảnh: Lê Tất Tiên)

Theo chương trình đào tạo của đề án, đến năm 2030, chúng ta mới có lứa kỹ sư đầu tiên được đào tạo theo chương trình đào tạo chính quy hệ 5 năm hoặc chuyển tiếp từ các ngành gần 3+2 năm. Đó là chưa kể thời gian chuẩn bị giáo viên cũng phải mất vài năm nữa?

Để có thể tham gia sâu và làm chủ được quy trình các vi mạch bán dẫn hiện đại, các kỹ sư này cần phải được tiếp tục làm việc, thực hành chuyên sâu trong môi trường nghiên cứu và sản xuất với các máy móc và trang thiết bị hiện đại từ 3 đến 5 năm mới có thể tham gia vào các quy trình thiết kế vi mạch bán dẫn hiện đại, tham gia sâu và làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn.

Do đó, mục tiêu Đề án không thể thực hiện được tới năm 2030 và cần được xem xét lại cơ sở thực tiễn và khoa học, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn trong điều kiện Việt Nam.

Thứ ba, về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đề án đặt mục tiêu: “Đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 15.000 kỹ sư, cử nhân thiết kế vi mạch bán dẫn…” dựa trên dự báo đến năm 2030 Việt Nam có 100 công ty chuyên về thiết kế vi mạch với đội ngũ kỹ sư trung bình 130-140 người. Dữ liệu này chưa đủ căn cứ khoa học.

“Với năng lực hệ thống đào tạo của chúng ta hiện nay thì chất lượng đào tạo 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch của chúng ta liệu có đáp ứng được nhu cầu của thị trường bán dẫn tại Việt Nam không? Cho thiết kế các loại vi mạch bán dẫn nào? Với các ứng dụng vi mạch bán dẫn trong các ngành, lĩnh vực, sản phẩm nào?...Câu trả lời từ đề án đều chưa có, hoặc không rõ ràng và thiếu căn cứ”- Hiệp hội phân tích.

TS Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, thực tế, không thể đào tạo chuyên gia thiết kế vi mạch chung chung mà phải có định hướng thiết kế theo sản phẩm vi mạch bán dẫn, phù hợp với tình hình thực tế của thị trường, trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Về dự báo số lượng 100 công ty thiết kế vi mạch bán dẫn tới năm 2030 với 130-140 kỹ sư trên mỗi công ty cũng rất đại khái, thiếu cơ sở thực tế và tính thuyết phục. Các công ty thiết kế lớn của thế giới có thể có tới hàng trăm kỹ sư thiết kế vi mạch. Nhưng các công ty nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam có khi chỉ 20-30 người.

Hiệp hội cho rằng, mục tiêu đào tạo 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch tới năm 2030 cho 100 công ty là quá lớn và nên phải xem xét lại.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội, tới năm 2030, số nhân viên thiết kế vi mạch cao nhất (cần đào tạo) chỉ khoảng 6.000 kỹ sư (với tăng trưởng cao nhất là 15%/năm) bao gồm: 40 công ty thiết kế vi mạch hiện tại với nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng10 kỹ sư/năm (theo báo cáo điều tra của đề án) trong 5 năm là 2.000 kỹ sư cộng với 40 công ty thiết kế vi mạch mới thành lập tới năm 2030 với 100 kỹ sư/công ty là 4.000 kỹ sư (các công ty mới thành lập có 100 kỹ sư trung bình là con số khá cao, tương ứng với công ty có 130-140 kỹ sư sau 3-4 năm hoạt động).

Tổng cộng là 6.000 kỹ sư thiết kế vi mạch cần đào tạo cho tới năm 2030 (tăng gấp đôi so với số lượng hiện có và thay vì 15.000 kỹ sư cần đào tạo theo đề án).

Trong khâu đóng gói, kiểm thử theo Đề án, cần đào tạo ít nhất là 15.000 kỹ sư tới năm 2030 cũng lớn hơn hai lần con số thực tế. Hiện nay, đã có 5 nhà máy đang vận hành hoặc sắp vận hành. Các nhà máy này để vận hành đã phải tự thu xếp nhân lực cho mình. Vì vậy, nếu tăng trưởng cao nhất 15% thì tới năm 2030 sẽ có thêm 5 nhà máy nữa, trung bình 1.500 kỹ sư/nhà máy. Tổng số sẽ cần tối đa 7.500 kỹ sư, chứ không phải 15.000 kỹ sư như đề án.

Khâu sản xuất thiết bị bán dẫn theo đề án cần 15.000 kỹ sư cũng lớn hơn thực tế hơn 2 lần. Hiện nay chúng ta có 7 nhà máy đã và đang đưa vào hoạt động. Với tăng trưởng cao nhất 15% tới năm 2030 ta sẽ có thêm 7 nhà máy nữa, với nhu cầu tối đa là 7.000 kỹ sư (chứ không phải 15.000 kỹ sư như Đề án).

Tổng số kỹ sư cần thiết cho cả ba khâu thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói, kiểm thử và sản xuất thiết bị bán dẫn tới năm 2030, tối đa sẽ là: 20.500 kỹ sư. Con số này nhỏ hơn 2,5 lần con số ít nhất 50.000 kỹ sư cần đào tạo tới năm 2030 theo Đề án!

Hiệp hội cho biết, mỗi năm hệ thống đào tạo của Việt Nam cho ra đời khoảng 1.400 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành bán dẫn. Để tới năm 2030 có ít nhất 50.000 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành bán dẫn, thì năng lực hệ thống đào tạo của Việt Nam phải tăng tức thì lên từ 7-10 lần. Đây là bài toán bất khả thi, trong điều kiện thực tế của hệ thống giáo dục đại học hiện nay.

Thứ tư, từ những phân tích trên Hiệp hội đề nghị, xây dựng Đề án đào tạo nhân lực bán dẫn đến năm 2030 với số lượng cán bộ chuyên gia, kỹ sư các chuyên ngành bán dẫn tối đa khoảng 20.000 kỹ sư thay vì 50.000 kỹ sư bán dẫn như trong Đề án.

Thứ năm, về đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ của Đề án cũng cần phải xem xét lại. Số lượng ít nhất 7.500 thạc sĩ và 500 tiến sĩ, theo Đề án đến 2030, là không khả thi và cũng không cần thiết.

Căn cứ vào năng lực thực tế và nhiệm vụ cần thiết nào để đào tạo số lượng cán bộ khoa học bán dẫn như vậy tới năm 2030? Để đào tạo 500 tiến sĩ bán dẫn (chỉ cho khâu thiết kế vi mạch và đóng gói, kiểm thử) tới năm 2030, thì phải tuyển sinh bắt đầu từ năm nay 2024, và trong ba năm 2028-2030, phải cho ra đời mỗi năm 170 tiến sĩ. Có nghĩa là cứ 2 ngày lại có 1 luận án tiến sĩ ngành bán dẫn được bảo vệ thành công. Số lượng thạc sĩ theo Đề án còn gấp 15 lần số lượng tiến sĩ!

Trong thời gian ngắn, phải bố trí công việc làm cho số cán bộ khoa học bán dẫn này ở đâu, như thế nào, hiệu quả ra sao và ai, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm? Tất cả những câu hỏi này đều không được đề cập tới và không có câu trả lời trong Đề án. Vậy thì căn cứ vào đâu để đưa ra chỉ tiêu đào tạo 7.500 thạc sĩ và 500 tiến sĩ bán dẫn tới năm 2030?

Hệ thống nghiên cứu các chuyên ngành bán dẫn của chúng ta hiện nay, nói chung, tại các cơ sở đào tạo đại học và viện nghiên cứu, đều rất yếu.

Hơn nữa, số lượng 500 tiến sĩ và 7.500 thạc sĩ bán dẫn theo Đề án tập trung chủ yếu cho thiết kế vi mạch và các công nghệ đóng gói, kiểm thử, cũng cần phải có hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại, chuyên sâu để làm việc và nghiên cứu…mới có thể nắm bắt kinh nghiệm, tiếp nối tri thức khoa học, tạo ra các sản phẩm công nghệ mới, có tính cạnh tranh và ứng dụng cao trên thị trường.

Đề án chưa xem xét tạo môi trường làm việc để có thể phát huy hiệu quả năng lực nghiên cứu của lực lượng cán bộ khoa học này trong điều kiện Việt Nam mặc dù có nhắc tới chung chung đầu tư cho hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nhân lực bán dẫn.

Mục tiêu của Đề án tới năm 2030 đào tạo ít nhất 7.500 thạc sĩ và 500 tiến sĩ, vì vậy, chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030 liệu có khả thi?
Intel trình diễn, giới thiệu các sản phẩm công nghệ tại Triển lãm quốc tế về Đổi mới sáng tạo vào tháng 10/2023 tại NIC Hòa Lạc (Ảnh: Lê Tất Tiên)

Thứ sáu, đề án còn đề cập tới đào tạo 5.000 kỹ sư có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo AI, phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn. Mục tiêu này trong Đề án cũng rất “mù mờ”, thiếu cơ sở dữ liệu, chứng minh tính cần thiết và hiệu quả, phương pháp thực hiện... Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực ứng dụng sản phẩm của công nghiệp bán dẫn, và nếu muốn sử dụng AI cho công nghiệp bán dẫn thì phải làm rõ các ứng dụng AI phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn như thế nào? Cho sản phẩm gì, trong chu trình công nghệ nào? Khối lượng công việc ra sao?... mới có thể xác định được số kỹ sư, cử nhân có chuyên môn về AI, cần đào tạo để phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Thứ bảy, Kế hoạch, chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp, cũng chưa có luận chứng về số lượng các nhóm đào tạo, yêu cầu về chất lượng đào tạo, các chương trình đào tạo nâng cao, các kỹ năng cần thiết bổ xung cho các nhóm giảng viên với trình độ chuyên môn, chuyên ngành bán dẫn khác nhau...

Mục tiêu này cũng phải xem xét lại, bổ sung các dữ liệu điều tra, khảo sát, đánh giá, có luận chứng cần thiết và cách thức tổ chức, thực hiện, trước khi đưa thành mục tiêu của Đề án.

Thứ tám, về đầu tư: Đề án có tổng mức đầu tư lớn - 26 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực là 14.000 tỷ đồng cho tổng số 50.000 kỹ sư. Nếu con số đào tạo cao nhất là 20.500 (theo phân tích ở trên) thì chi phí đào tạo sẽ chỉ còn khoảng 6.000 tỷ đồng.

Theo đề án, chi cho đầu tư cơ sở vật chất – 6.400 tỷ, trong đó có 18 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn (tối đa 80 tỷ/phòng thí nghiệm) tại 18 cơ sở đào tạo đại học công lập và 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia …

Số tiền 80 tỷ, thực chất là con số ít ỏi, để có thể xây dựng một phòng thí nghiệm bán dẫn tiêu chuẩn, có thể tiến hành mô phỏng các quá trình cơ bản của công nghiệp bán dẫn, từ gia công chất bán dẫn, các tấm wafer, thiết kế vi mạch, đúc chíp, đóng gói, kiểm thử, và các công nghệ chế tạo thiết bị ứng dụng bán dẫn.... Đây là những hệ thống công nghệ phức tạp với trang thiết bị hiện đại và đắt tiền. Giá thành đầu tư các phòng thí nghiệm này, có khi tăng hàng chục lần, so với suất đầu tư đề xuất của đề án.

“Chức năng nhiệm vụ của 18 phòng thí nghiệm bán dẫn tiêu chuẩn trong đề án không rõ, thiếu danh mục trang thiết bị đi kèm luận cứ cần thiết của chúng, thiếu kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị này, đồng thời cũng chưa có các tiêu chuẩn cho các trang thiết bị phục vụ đào tạo chuyên ngành bán dẫn”- Hiệp hội nhấn mạnh

Mặc dù, số tiền đầu tư 18 phòng thí nghiệm bán dẫn là không lớn so với nhiệm vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, nhưng con số 80 tỷ/phòng thí nghiệm vẫn chưa có sơ sở khoa học, chứng minh sự cần thiết và hợp lý cho từng chuyên ngành đào tạo bán dẫn, với từng cơ sở đào tạo. Việc này dễ dẫn đến đầu tư dàn trải, giống nhau, kém hiệu quả sử dụng của 18 phòng thí nghiệm bán dẫn tiêu chuẩn.

Đáng lo hơn nữa, 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia còn thiếu kế hoạch đầu tư, sử dụng hiệu quả và có số vốn đầu tư rất lớn (hàng nghìn tỷ đồng). Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò, kế hoạch hoạt động của các phòng thí nghiệm này không rõ ràng, hiệu quả đầu tư chưa được xác định (chỉ có số tiền đầu tư), chương trình khai thác các phòng thí nghiệm này chưa có, chưa xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, của cơ quan chủ quản và đơn vị vận hành 18 phòng thí nghiệm bán dẫn tiêu chuẩn và 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia...

Tất cả những bất cập này, không chỉ là những thiếu sót đầu tư của đề án, mà còn là những lỗ hổng lớn trong mua bán, lắp đặt, nghiệm thu trang thiết bị, cơ sở phòng thí nghiệm với hiệu quả sử dụng, khai thác thấp, thậm chí bỏ không sau một thời gian dài.

Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030 liệu có khả thi?
Để đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi chi phí rất lớn với chiến lược, kế hoạch cụ thể, bài bản (Ảnh minh họa: Lê Tất Tiên)

Đề án cũng chưa xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của các phòng thí nghiệm này, trong liên kết đào tạo và nghiên cứu giữa các cơ sở đại học và viện nghiên cứu, cũng như trong hợp tác, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp bán dẫn trong nước. Các phòng thí nghiệm đắt tiền này, với trang thiết bị rất hiện đại và phức tạp, hoạt động theo cơ chế bao cấp, luôn phải phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, thực tế sẽ luôn thiếu đầu tư cho các nghiên cứu và phát triển, thậm chí có nguy cơ phải bỏ đi, sau thời gian khai thác kém hiệu quả và ngân sách không còn để tiếp tục nuôi dưỡng.

Hiệp hội đề nghị cần tính toán lại nội dung đầu tư, suất đầu tư, loại thiết bị, cách quản lý, sử dụng các phòng thí nghiệm, và nếu không đủ tiền, thì tập trung đầu tư trước cho một số phòng (chứ không phải đồng loạt cho cả 18 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn, hay 4 phòng thí nghiệm quốc gia dùng chung), không nên đầu tư dàn trải mà kém hiệu quả.

Đề án còn chi một khoản tiền lớn (3.700 tỷ đồng) cho xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực bán dẫn. Khoản đầu tư này cũng chưa rõ cơ sở dữ liệu khoa học về sự cần thiết và hiệu quả đem lại. Hệ sinh thái nói ở đây gồm những cấu thành nào? Chức năng nhiệm vụ của các cấu thành này? Cơ chế vận hành của hệ sinh thái này như thế nào? Đánh giá tác động của từng cấu thành và cả hệ sinh thái tới đầu ra cho nguồn nhân lực bán dẫn, và cả quá trình đào tạo nhân lực bán dẫn? Khả năng tồn tại và phát triển của hệ sinh thái này trong điều kiện Việt Nam?... Khi các vấn đề này chưa được làm rõ, sẽ dẫn đến lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện, thậm chí, dễ phát sinh các tiêu cực, lãng phí tiền bạc và công sức của cả xã hội.

Với những phân tích, đánh giá trên, mặc dù chưa đầy đủ, cũng có thể khẳng định rằng, dự án đầu tư của Đề án là chưa đủ luận chứng khoa học và thực tiễn. Chúng tôi đề nghị cần điều chỉnh, bổ sung, tính toán lại để tiếp tục hoàn thiện đề án, theo nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu nhiệm vụ, sát với thực tế, lấy hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu, tiết kiệm, tránh lãng phí, từ đó xác định mục tiêu cụ thể và vốn đầu tư cho từng hạng mục, từng dự án. Sau đó mới xác định tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án.

Thứ chín, về trách nhiệm của các bộ, ngành và việc tổ chức thực hiện đề án.

Đề án chưa lưu tâm đúng mức vai trò của các doanh nghiệp, chưa làm rõ phần chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi (mà chủ yếu mới dùng ngân sách nhà nước) và cũng chưa quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong triển khai thực hiện, kể cả đối với trường hợp Đề án thất bại, không hiệu quả.

Chúng tôi đề nghị trong đề án phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị tham gia đề án và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan”- TS Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh.

Hiệp hội cho rằng, cần khảo sát nghiên cứu kỹ các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiện đề án cho thành công. Cần xem xét để bổ sung, điều chỉnh, tính toán lại các mục tiêu của đề án cho phù hợp, cụ thể, rõ ràng (không chung chung, đại khái); bổ sung nhiều giải pháp và chính sách để thực hiện đề án; tính kỹ lại nội dung, quy mô và cơ cấu đầu tư đối với các dự án thành phần; xác định quy mô và cách tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm hiệu quả; làm rõ nội dung đầu tư và cách sử dụng hiệu quả các phòng thí nghiệm; làm rõ nội dung và giải pháp phát triển hệ sinh thái; nghiên cứu cách tổ chức thực hiện đề án, bảo đảm khả thi; quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín