“Hội thảo để được nghe các chuyên gia,ệAnCầncơchếmớiđểthuhútđầutưvàonôngnghiệkết quả ac nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách gợi mở, định hướng trong giai đoạn tới. Qua đó, đánh thức tiềm năng, khai thác tối đa lợi thế về đất đai, các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, xác định rõ các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp tỉnh Nghệ An”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết.
Hội thảo đã được nghe 10 tham luận của các chuyên gia, phân tích, định hướng lựa chọn các các cây, con chủ lực, đồng thời đề ra những giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, trong đó có cây, con chủ lực.
Theo báo cáo từ UBND tỉnh Nghệ An, trong giai đoạn từ 2014 - 2020, trong điều kiện nhiều khó khăn, nhưng UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo ngành nông nghiệp và các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện “Đề án phát triển cây, con chủ lực” và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết, Nghệ An sẽ có thêm nhiều cơ chế thu hút doanh nghiệpđầu tưvào nông nghiệp |
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2014-2019 đạt 4,8%; Cơ cấu kinh tếnội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, sản lượng lương thực cây có hạt trên 1,2 triệu tấn, hoàn thành mục tiêu đề án đề ra.
“Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng để khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu chia sẻ.
Theo ông Hiếu, Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong thực hiện các cây, con chủ lực. Dự kiến 10/21 chỉ tiêu của đề án không đạt hoặc khó đạt mục tiêu đề ra: Sản lượng lạc, chanh leo, chè búp tươi, cao su mủ khô, dược liệu, tổng đàn hươu, tổng đàn bò, bê sữa và sản lượng sữa tươi, thịt lợn và sản lượng tôm…
Đề xuất với Nghệ An, ông Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng: "Nghệ An cần lựa chọn 7 sản phẩm chủ lực: Nhóm cây ăn quả (dứa, cam, quýt), chè, cây dược liệu, bò sữa, thủy sản, nước mắm Vạn Phần, các sản phẩm chế biến từ gỗ".
Phát triển thị trường tiêu thụ chính là mục tiêu để xác định việc thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp tại Nghệ An |
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung, cho rằng, Hội thảo khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định cây, con chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, có ý nghĩa quan trọng đối với Nghệ An. “Nghệ An tới đây sẽ cân nhắc việc xác định cây, con chủ lực phải đúng là sản phẩm hàng hóa mang tính thương mại, có tỷ trọng lớn. Nếu chọn được cây, con chủ lực sẽ tạo được hiệu ứng cao đối với lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó phải coi doanh nghiệp là động lực để phát triển, đồng thời phải sản xuất áp dụng công nghệ”, Chủ tịch cho biết.
Theo người đứng đầu khối chính quyền tỉnh Nghệ An, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục thảo luận, lắng nghe các ý kiến để lựa chọn các sản phẩm chủ lực thực sự hợp lý. “Nhiệm vụ trọng tâm sắp tới chính là quy hoạch lĩnh vực nông nghiệp trên từng không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh; rà soát lại nguồn ngân sách, từ đó tạo cơ chế hỗ trợ; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Làm tốt công tác cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…”.