您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ngoại hạng anh kết quả】Hòa Bình: Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế 正文

【ngoại hạng anh kết quả】Hòa Bình: Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế

时间:2025-01-11 08:41:59 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

600 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốnPhát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo c ngoại hạng anh kết quả

600 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn

Phát triển kinh tế,òaBìnhƯutiênnguồnvốnvayưuđãichođồngbàodântộcpháttriểnkinhtếngoại hạng anh kết quả xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc là một trong những nhiệm vụ được tỉnh Hoà Bình rất quan tâm. Để có nguồn vốn ưu đãi cho đồng bào dân tộc, Ngân hàng Chính sách tỉnh Hòa Bình chủ động tiếp cận các hộ nghèo là đồng bào dân tộc; đồng thời cải cách thủ tục hành chính tinh gọn, giúp cho dòng vốn tín dụng ưu đãi đã đến được với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ nguồn vốn vay mà các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã tạo việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Đơn cử như tại huyện Đà Bắc, một huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Hòa Bình, xác định cho vay vốn giúp người dân giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc đã có nhiều biện pháp phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa bàn, các tổ tiết kiệm. Các thủ tục từ thẩm định, xét duyệt hồ sơ, giải ngân đến việc kiểm trao nguồn vốn cho các hộ vay vốn đều được thực hiện chính xác, nhanh gọn và hiệu quả. Nhiều hộ gia đình nhờ đó đã kịp thời tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, chăn nuôi, phát huy hiệu quả nguồn vốn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia đình ông Nguyễn Trọng Duyệt, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc trước đây là hộ nghèo, kinh tế khó khăn. Qua sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, gia đình ông đã mạnh dạn làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách huyện Đà Bắc. Với nguồn vốn được vay, gia đình ông đã đầu tư mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn, đào ao thả cá, nuôi chim bồ câu Pháp… Đến nay, mỗi năm gia đình ông thu về trên 200 triệu đồng.

Gia đình anh Đinh Văn Thái ở thôn Nà Chiếu, xã Cao Sơn khởi đầu từ 40 triệu đồng vay vốn chính sách dành cho hộ nghèo, đến hiện tại đã sở hữu mô hình vườn, ao, chuồng có lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm...

Chia sẻ về các thành quả đạt được trong công cuộc xóa đối giảm nghèo tại Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hòa Bình, kiêm Trưởng ban đại điện Hội đồng quản trị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình cho biết, từ 3 chương trình tín dụng nhận ban giao ban đầu với tổng dư nợ hơn 206 tỷ đồng, đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống của người dân trong tỉnh, đặc biệt đối với các hộ nghèo là đồng bào dân tộc.

Hòa Bình: Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế
Hòa Bình ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế

Ông Dương Quyết Thắng - Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, cũng có những nhận xét về hoạt động tín dụng chính sách của tỉnh Hòa Bình. Theo ông Thắng, một trong những điểm tựa tạo nên thành quả hoạt động tín dụng chính sách 20 năm qua của tỉnh Hòa Bình là sự quan tâm, vào cuộc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Đặc biệt, từ sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành…

Tiếp tục đồng hành, tạo việc làm và duy trì việc làm cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trong khi theo báo cáo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 của tỉnh Hòa Bình còn cao (hộ nghèo 15,49%; hộ cận nghèo 10,65%).

Mặc dù tỉnh Hòa Bình đã có kế hoạch dành nguồn vốn ngân hàng năm tối thiểu 32 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, song nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh rất lớn. Vì vậy, tỉnh Hòa Bình đã đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm trong giai đoạn 2022 - 2025, đặc biệt là nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

Với những ý kiến đề xuất của tỉnh Hòa Bình, ông Dương Quyết Thắng khẳng định sẽ đồng hành, quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng giai đoạn 2022-2025. “Nguồn vốn trung ương cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các đối tượng là hộ nghèo, học sinh sinh viên, người lao động đi làm việc tại nước ngoài” - ông Thắng nhấn mạnh.

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng trên địa bàn theo các quy định hiện hành; phấn đấu 5 năm tới, nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm từ 8% - 10% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn./.