Cơ sở pháp lý lỏng lẻo
Mới đây,ĐánhthuếFacebookKhónhưngkhôngthểkhônglàcá cược đá banh Cục Phát thanh,Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, mạng xã hội Facebook vi phạm pháp luật Việt Nam trên 3 lĩnh vực lớn gồm: Quản lý nội dung thông tin; quảng cáo trên mạng; thuế và thanh toán xuyên biên giới. Trong đó, theo Cục này, Facebook hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhận tiền từ người dùng Việt Nam để chạy quảng cáo nhưng không nộp thuế tại Việt Nam.
Với Facebook, hiện nay, ngân sách nhà nước thất thu 2 khoản thuế, thứ nhất là Facebook nhận tiền của cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội tại Việt Nam nhưng không bị thuế nhà thầu; thứ hai là nhận tiền từ cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội.
Cũng theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, hiện nay doanh thu của Facebook tại Việt Nam lên tới hơn 200 triệu USD. Tuy nhiên, cơ quan Thuế vẫn đang gặp khó đối với việc quản lý thuế Facebook. Dù có tới 8 nhà cung cấp trong nước đang hợp tác với Facebook (FPT, VNPT, Viettel...) và đặt khoảng 900 máy chủ tại Việt Nam, nhưng do Facebook chưa chấp hành pháp luật Việt Nam, chưa lập văn phòng đại diện tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) nên việc thu thuế từ Facebook hiện nay không thực hiện được.
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Bộ Tài chính, để thu thuế từ các hoạt động kinh doanh trên Facebook ở Việt Nam, cơ quan chức năng đang áp dụng thuế nhà thầu, tức là thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh trên Facebook. Tuy nhiên, cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu loại thuế này.
Ngoài ra, hiện nay, với sự tồn tại của Facebook tại Việt Nam, con số cá nhân kinh doanh và phát sinh thu nhập từ mạng xã hội này là không hề nhỏ. Theo quy định, cá nhân kinh doanh phải khai báo và nộp thuế cho nhà nước, nhưng rất đông cá nhân thông qua Facebook bán hàng, né được doanh thu. Đồng thời Nhà nước cũng quy định chỉ thu được thuế những cá nhân bán hàng qua mạng xã hội từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Ông Nguyễn Văn Phụng cho rằng, việc thu thuế người kinh doanh qua mạng Facebook cũng rất khó khăn. Lý do là ngành Thuế sẽ không thể vào Facebook của từng người mà thu thuế được vì thiếu bằng chứng, thông tin. Cá nhân, tổ chức trả tiền quảng cáo cho Facebook thông qua thẻ tín dụng, cơ quan Thuế cũng không nắm được do hiện nay vẫn chưa có quy định về việc phối hợp giữa cơ quan Thuế và ngân hàng.
Đặc biệt, trong bối cảnh nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Thuế có hạn, việc truy soát tài khoản của hàng chục nghìn cá nhân bán hàng qua Facebook để xác định doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, từ đó truy thu thuế Thu nhập cá nhân, là điều không khả thi.
Yêu cầu Facebook đặt máy chủ
Theo ông Phụng, cần yêu cầu Facebook đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để giải quyết bài toán thuế của mạng xã hội này khi phát sinh hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, để có thể kiểm soát, trước hết phải kiểm soát được cả nước hiện có bao nhiêu tổ chức và cá nhân thực hiện kinh doanh online thông qua các trang mạng xã hội.
"Khâu đầu tiên phải đăng ký. Hiện nay, các cục thuế lớn ở Hà Nội và TPHCM đã tìm lại trên cơ sở dữ liệu của mình để thông báo cho các tổ chức cá nhân có kinh doanh đó đăng ký mã số thuế. Tuy nhiên, do mang tính chất tự nguyện nên thực tế số cá nhân đến đăng ký rất nhỏ", bà Cúc nhận định.
Bà Nguyễn Thị Cúc cũng cho rằng, để quản lý cá nhân bán hàng, phải có quy định cụ thể để bắt buộc họ đăng kí kinh doanh và đăng kí mã số thuế. Nếu không đăng ký mà có kinh doanh sẽ bị phạt, còn nếu đăng ký mà chưa đến mức nộp thuế như doanh thu 100 triệu/năm thì sẽ được miễn thuế. Khi có những quy định như thế, việc quản lý thông tin sẽ được ngành Thuế đưa vào nề nếp, sau đó là xác nhận doanh thu và trên ngưỡng 100 triệu/năm sẽ tiến hành thu thuế.
"Phần doanh thu tiền mặt sẽ không nhiều mà sẽ tập trung chủ yếu là qua giao dịch ngân hàng. Vậy thì các ngân hàng thương mại, các mô hình ví điện tử phải có kết nối số liệu doanh thu với cơ quan Thuế và phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Thuế khi được yêu cầu”, bà Cúc nêu ý kiến.
Hiện nay, Tổng cục Thuế đang rất quyết liệt để vào cuộc. Cơ quan Thuế quyết tâm thu thuế năm 2019 đối với Facebook nhưng cũng gặp một số khó khăn vì có yếu tố trong và ngoài nước. Do vậy, tại Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), cơ quan Thuế đã nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp như yêu cầu đặt máy chủ hoặc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, buộc thanh toán qua cổng Napas... Với những giải pháp này, ngành Thuế đặt kì vọng sẽ có thể quản lý chặt chẽ mạng xã hội này và chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.