Theảiquyếtvướngmắctrongkhaibổsunghồsơhảtrực tiếp giải ngoại hạng anh hôm nayo Ban soạn thảo Luật Hải quan sửa đổi, Luật Hải quan hiện hành cơ bản được xây dựng trên cơ sở thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức truyền thống, người khai hải quan trực tiếp nộp hồ sơ giấy và cơ quan Hải quan trực tiếp kiểm tra bằng mắt thường. Tuy nhiên, với việc triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan và quản lý hải quan, việc sửa đổi Luật Hải quan được xác định trên cơ sở trụ cột là thủ tục hải quan thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử. Điều 22 Luật Hải quan quy định người khai hải quan được bổ sung, sửa chữa tờ khai trong thông quan, nhưng chưa có quy định về khai bổ sung sau thông quan. Khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế chỉ đề cập đến việc khai bổ sung về thuế sau khi hàng hoá đã thông quan. Thực tế phát sinh một số trường hợp người khai hải quan có yêu cầu khai bổ sung sau khi hàng hoá đã thông quan nhưng không ảnh hưởng đến thuế, không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng nên không có cơ chế để cơ quan Hải quan xem xét, giải quyết. Dự án Luật bổ sung nội dung này để bảo đảm tính thống nhất với Luật Quản lý thuế và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực tế thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK. Trên cơ sở tham khảo quy định tại Công ước Kyoto và Luật Hải quan một số nước như Cộng đồng châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Điều 28 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định về khai hải quan. Người khai hải quan có căn cứ xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung trong các trường hợp sau: “Trước thời điểm cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá; Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan Hải quan quyết định thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra tại trụ sở người khai hải quan, chủ hàng; trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến chính sách quản lý hàng hoá XNK. Quá thời hạn nêu tại Điểm a, b khoản này mà người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan và khai bổ sung thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.” Đưa ra quy định này, Ban soạn thảo đã tham khảo Công ước Kyoto sửa đổi Chuẩn mực 3.21 Phụ lục Tổng quát, cho thấy: Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp Tờ khai hàng hoá bằng phương tiện điện tử. Cho phép nộp, đăng ký hoặc kiểm tra tờ khai và các chứng từ đi kèm trước khi hàng đến. Cho phép người khai hải quan sửa đổi, bổ sung tờ khai đã nộp với điều kiện khi nhận được yêu cầu đó, cơ quan Hải quan chưa bắt đầu kiểm tra tờ khai hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa; hoặc sau khi việc kiểm tra Tờ khai hàng hóa đã bắt đầu, nếu những lý do do người khai hải quan đưa ra được cơ quan Hải quan chấp nhận là hợp lý. Nếu luật pháp quốc gia quy định thời hạn phải nộp tờ khai hải quan thì thời hạn đó phải đủ cho người khai hải quan hoàn thiện tờ khai và chuẩn bị các chứng từ đi kèm. Cơ quan Hải quan phải gia hạn thời hạn đã quy định cho việc nộp tờ khai hàng hóa.
Công ty TNHH Tư vấn thuế C&A:Khoản 5 Điều 28 có nội dung tương tự như Điều 34 Luật Quản lý thuế: khai bổ sung trong trường hợp hồ sơ thuế có sai sót về thuế. Luật Hải quan sửa đổi nên hướng dẫn người khai hải quan phát hiện sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì nên cho khai không hạn chế thời gian, việc khai đúng ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng thì xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Phần thuế đã được hướng dẫn ở Luật Quản lý thuế. Công ty Canon Việt Nam:Dự thảo Luật cần quy định cụ thể thông tin nào được khai bổ sung, thông tin nào không được khai bổ sung. Bên cạnh đó, với những thông tin không được khai bổ sung cũng cần có hướng dẫn DN cụ thể phải làm như thế nào. Công ty tư vấn VFAM Việt Nam: Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cần quy định cụ thể hơn những trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến chính sách quản lý hàng hóa XNK. Văn phòng Luật sư Đào và cộng sự:Quy định xử phạt hành chính trong trường hợp này là chưa hợp lý, không kích thích dược DN và người khai hải quan tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Việc khai sai, khai thiếu hồ sơ hải quan có thể theo 2 hướng: Một là làm tăng số thuế phải nộp, hai là làm giảm số thuế phải nộp. Nguyên nhân của việc khai sai, khai thiếu có thể là cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, dù là cố ý hay vô ý thì việc khai bổ sung hồ sơ hải quan có thể dẫn đến 2 kết quả: Hoặc là DN phải nộp bổ sung số thuế hoặc là DN được hoàn trả lại số thuế đã nộp thừa. Như vậy , nếu số thuế DN phải nộp tăng lên thì DN vừa phải nộp thêm tiền thuế vừa phải chịu xử phạt vi phạm hành chính; nếu số thuế DN phải nộp giảm đi thì họ lại phải cân nhắc xem số thuế được giảm có lớn bằng số tiền phải nộp phạt hay không, nếu bằng hoặc nhỏ hơn thì họ sẽ không khai bổ sung vì mất nhiều thời gian làm thủ tục mà kết quả cũng không có lợi ích gì. Hơn thế, nếu bị xử phạt vi phạm hành chính thì DN còn mang tiếng là không tuân thủ quy định của pháp luật và ảnh hưởng tới việc hưởng quyền ưu tiên của DN. Vì vậy, cả hai trường hợp trên kết quả đều dẫn đến triệt tiêu ý thức tuân thủ quy định pháp luật của DN. Họ muốn khai bổ sung nhưng không thể khai do bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Do đó, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi nên quy định: Trường hợp khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp thì DN không bị xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp khai bổ sung dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp thì được giảm số thuế phải nộp và phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Hiệp hội DN Logistics Việt Nam:Dự thảo cần cho phép người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy trong trường hợp mạng truyền gặp sự cố không thể thực hiện theo phương thức điện tử. T.Tr(ghi) Thu Trang |