当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq.c1】Chính sách đúng hướng, tỷ giá ổn định

【kq.c1】Chính sách đúng hướng, tỷ giá ổn định

2025-01-25 11:53:57 [Cúp C2] 来源:Empire777

Tỷ giá VND/USD đã ổn định trong 7 tháng qua và có khả năng sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới. Đây là cơ sở làm tăng lòng tin vào tiền đồng.

Sự ổn định của tỷ giá VND/USD trước hết được thể hiện ở tốc độ tăng,đnghướngtỷgiổnđịkq.c1 giảm giá USD trong 7 tháng đầu năm 2012.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2012 (tức là tháng 7/2012 sao với tháng 12/2011) đã giảm 0,85%; bình quân 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng 0,46%. Đó là các con số thấp nhất so với các con số tương ứng của cùng kỳ trong nhiều năm qua.

Một biểu hiện khác là tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do nếu trong những năm trước cao hơn tỷ giá niêm yết trong các ngân hàng thương mại và thường kéo tỷ giá trong các ngân hàng thương mại lên theo, gây nên sự nóng sốt trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, góp phần làm giảm sút lòng tin vào đồng tiền quốc gia, thì nay chênh lệch không lớn, thậm chí trong một số thời điểm, chênh lệch này còn mang dấu âm (tức là tỷ giá trên thị trường tự do còn thấp hơn trên thị trường chính thức).

Một biểu hiện khác của sự ổn định tỷ giá là tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường của các ngân hàng thương mại không vượt quá biên độ cho phép (trong 7 tháng qua chỉ có 3 lần giao dịch kịch trần, nhưng chỉ diễn ra trong vài ba ngày là 19- 20/3, 5- 6/6 và 24/7).

Sự ổn định của tỷ giá do nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất là do nhập siêu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011 cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/7 chỉ ở mức 423 triệu USD). Lượng vốn FDI thực hiện chỉ giảm rất nhẹ (0,8%); lượng vốn ODA giải ngân lại tăng khá; lượng ngoại hối vào cùng với khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Tình trạng mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu vàng gần như không còn, nên sức ép tỷ giá từ tình trạng trên bị triệt tiêu… Cán cân tổng thể tiếp tục đạt trạng thái thặng dư.

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất đã hỗ trợ cho giá trị của đồng nội tệ, góp phần làm ổn định tỷ giá. Trong khi lãi suất gửi đồng nội tệ trong nhiều tháng liền ở mức 2 chữ số (gần đây mới khống chế ở mức 9%/năm đối với kỳ hạn dưới 1 năm, còn kỳ hạn từ 1 năm trở lên vẫn ở mức 11- 12%/năm), thì lãi suất gửi USD đối với dân cư được áp trần ở mức 2%/năm, thấp chỉ bằng 1/5- 1/6 lãi suất gửi bằng đồng nội tệ. Tăng trưởng số dư tiền gửi dân cư 31/7/2012 so với cuối năm trước bằng nội tệ lên đến 12%, trong khi bằng ngoại tệ bị giảm hơn 10%. Điều đó lý giải có một lượng ngoại tệ đáng kể đã được bán ra cho ngân hàng chuyển sang đồng nội tệ và gửi tại đây.

Có nguyên nhân nữa rất quan trọng là yếu tố tâm lý xét dưới hai góc độ. Góc độ thứ nhất là lạm phát thời gian qua đã chậm lại nhanh và giảm liền trong 2 tháng qua, góp phần ổn định lòng tin vào đồng nội tệ, hạn chế việc trú ẩn vào ngoại tệ để bảo tồn giá trị khi lạm phát cao. Góc độ thứ hai là tâm lý đầu cơ ngoại tệ cũng giảm mạnh. Bởi muốn đầu cơ thì phải có “sóng” lớn, trong khi thị trường ngoại tệ thời gian qua gần như không có tình trạng này.

Sự ổn định của của tỷ giá VND/USD đã tác động đến nhiều mặt kinh tế- xã hội. Trước hết là ổn định tâm lý, hạn chế tâm lý kỳ vọng lạm phát, góp phần kiềm chế lạm phát. Tỷ giá ổn định, tính chung 7 tháng còn giảm đã góp phần loại trừ nhập khẩu lạm phát. Diễn biến của tỷ giá đã góp phần giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ, vừa khai thác được nguồn ngoại tệ trong dân cư, vừa hạn chế tình trạng đô la hóa vốn ở mức cao của Việt Nam. Đó cũng là điều kiện đưa mức dự trữ ngoại hối đạt được 10 tuần nhập khẩu và khả năng đạt 12 tuần nhập khẩu, đạt được ranh giới an toàn theo thông lệ quốc tế. Lòng tin vào đồng nội tệ được củng cố…

Nguồn: Chinhphu.vn

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读