【bóng đá cúp c2 hôm nay】Thế giới 2015: Nóng và Lạnh

作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:21:28 评论数:

the gioi 2015 nong va lanh

Tranh chấp Biển Đông

2014: Mất nhiều hơn được

Nhìn lại năm 2014,ếgiớiNóngvàLạbóng đá cúp c2 hôm nay chưa bao giờ thế giới lại phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như vậy, từ cuộc chiến đẫm máu ở Syria đến xung đột nan giải ở Ukraine, từ sự bùng nổ của dịch bệnh Ebola tới các vụ tai nạn hàng hải, hàng không liên tiếp, từ căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở vùng biển châu Á đến sự nổi lên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Những di sản của năm 2014 chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng cả trước mắt lẫn lâu dài đối với bàn cờ chính trị-kinh tế quốc tế.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine với sự kiện sáp nhập lại bán đảo Crimea vào Nga và sau đó là cuộc đấu tranh đòi độc lập tại khu vực miền Đông Ukraine đã đẩy thế giới đứng trước nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới. Khủng hoảng Ukraine không chỉ dẫn tới việc vẽ lại bản đồ châu Âu mà còn dẫn tới một cuộc chiến tranh kinh tế khốc liệt, đồng thời gây chia rẽ trong chính nội bộ Liên minh châu Âu (EU).

Tại châu Á, căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, đã thu hút sự quan tâm của thế giới. Những hành động làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc đã bị các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế lên án và yêu cầu mọi tranh chấp tại vùng biển này phải được giải quyết thông qua đàm phán và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, sự xuất hiện và lớn mạnh của IS đã buộc phương Tây phải thay đổi cách tiếp cận về hồ sơ Trung Đông. Thay vì tiếp tục kế hoạch can thiệp sâu vào Syria và gia tăng sức ép với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân, phương Tây đã phải cân nhắc khả năng dựa vào những quốc gia này để tiêu diệt IS.

Một sự kiện khác là Mỹ và NATO đã chính thức kết thúc sứ mệnh chống khủng bố hao người tốn của tại Afghanistan. Nhưng cuộc chiến kéo dài hơn một thập kỷ này lại thu được không nhiều kết quả, khi tình hình an ninh ở Afghanistan vẫn bất ổn, Al Qeada đang có dấu hiệu hồi sinh, IS tại Trung Đông ngày càng lớn mạnh và lực lượng Boko Haram ở châu Phi đang reo rắc nỗi sợ hãi với các cuộc bắt cóc, tấn công liều chết, thảm sát quy mô lớn.

Không chỉ đối phó với những bất ổn và đối đầu về chính trị - an ninh, thế giới năm 2014 còn gặp những bất an về triển vọng kinh tế. Ngoài Mỹ ra, bức tranh kinh tế toàn cầu năm qua đã bị ảnh hưởng bởi các diễn biến bất thường như sự lao dốc của giá dầu, nợ công và tình trạng giảm phát tại nhiều nước. Kinh tế EU tuy đã thoát khỏi đáy khủng hoảng, nhưng vẫn chưa vững chắc. Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS rơi vào trì trệ, thậm chí suy thoái. Trung Quốc năm 2014 chỉ tăng trưởng 7,4%, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và các nền kinh tế G20, ở mức độ khác nhau nhưng đều chững lại. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã đẩy kinh tế Nga đến bờ vực suy thoái. Hệ lụy của những đòn trừng phạt kinh tế của EU đối với Nga là kinh tế hai bên đều trượt dốc.

Và cuối cùng không thể không nhắc đến sự tụt dốc của giá dầu. Nguồn nguyên liệu “vàng đen” hiện đã thiết lập mức đáy mới trong vòng 6 năm qua và nhiều khả năng sẽ tiếp tục lao dốc nếu các nước sản xuất dầu mỏ tiếp tục giữ nguyên sản lượng. Việc giá dầu sụt giảm khiến bản đồ địa chính trị thế giới nhiều khả năng sẽ được vẽ lại.

2015: Quan hệ nước lớn chưa hết “lạnh”, nhiều nơi “nóng” hơn

Với nhiều biến động như năm vừa qua, thông thường người ta hy vọng năm tiếp theo sẽ tạm lắng xuống. Tuy nhiên, các vấn đề nan giải của năm 2014 thực tế chưa khép lại, những cuộc đối đầu lớn được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra quyết liệt trong năm 2015, và những cuộc đối đầu mới có nguy cơ bùng nổ bất cứ thời điểm nào.

Các chuyên gia dự báo năm 2015 có thể sẽ tiếp diễn những kịch bản sau: Sự đối đầu Đông-Tây chưa hạ nhiệt, tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở vùng biển châu Á, khối ung thư mang tên IS tiếp tục di căn. Những điểm nóng khác là khả năng can thiệp của Nga vào các nước Baltic, cuộc chiến dai dẳng giữa Palestine và Israel dẫn đến phong trào Palestine thứ ba và sự lao dốc tiếp diễn của giá dầu làm chao đảo nhiều nền kinh tế.

Trong năm 2014, cuộc khủng hoảng Ukraine và tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á đã làm tăng sự nghi kỵ và căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ, Nga-EU, cũng như Trung-Mỹ và Trung-Nhật. Năm 2015 sẽ chứng kiến sự dịch chuyển quan hệ giữa các trung tâm quyền lực trên rõ nét hơn như sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga, và ở phía bên kia là các nước phương Tây gồm Mỹ, EU, Australia và Nhật Bản. Thách thức lớn về kinh tế, xã hội của Nga trong năm 2015 sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần làm phức tạp thêm quan hệ vốn đã rối ren giữa các nước lớn, và nhiều khả năng quan hệ Nga – phương Tây sẽ tiếp tục nguội lạnh.

Vùng biển Đông Á tiếp tục dậy sóng

Với mưu đồ độc chiếm Biển Đông, mở rộng kiểm soát ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đã đẩy vấn đề căng thẳng biển đảo với các nước láng giềng lên cao, khiến các nhà quan sát có lúc lo ngại tranh chấp sẽ trở thành tia lửa dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực. Những căng thẳng này được tiếp nối từ việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông và do những hành động gây hấn mới của Bắc Kinh tại các quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Philippines và đỉnh điểm là việc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hay mới nhất là hoạt động cải tạo bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tình hình Biển Đông và Hoa Đông “nóng lên” hay “nguội đi” phụ thuộc vào cách hành xử của Trung Quốc. Căng thẳng leo thang ở Đông Á liên quan đến các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ xuất phát từ những ý đồ chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Còn ở Biển Đông, các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng trong năm 2015, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng từ từ trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhằm mục tiêu giành quyền kiểm soát toàn bộ huyết hầu các tuyến đường biển quốc tế.

Quan hệ Đông-Tây vẫn ở mức thấp

Cuộc khủng hoảng Ukraine trong năm qua đã dẫn tới cuộc chiến tranh địa chính trị - kinh tế khốc liệt giữa Mỹ và EU với Nga. Mâu thuẫn trong EU sẽ khiến liên minh này khó tìm được tiếng nói chung với Nga. Bên cạnh đó, việc Kiev chưa có một chính quyền đủ mạnh và quan trọng nhất là Mỹ chưa từ bỏ chính sách lôi kéo đồng minh vào cuộc chiến chống Nga sẽ khiến mối quan hệ Đông-Tây chưa thể “hạ nhiệt” trong năm nay. Giới chuyên gia lo ngại quy mô đối đầu Nga - phương Tây thậm chí sẽ gia tăng khi Nga tìm cách xích lại gần hơn với Trung Quốc, còn phương Tây được khích lệ bởi thắng lợi từ cuộc chiến giá dầu và những hành động quyết liệt của Quốc hội Mỹ.

Nhìn chung, trong năm 2015, quan hệ Mỹ và EU với Nga về cơ bản sẽ không thay đổi nhiều, trừ việc EU và Mỹ thay nhau đổi vai “kẻ đấm, người xoa” nhằm giảm thiểu phản ứng mạnh từ Nga trong khi vẫn theo đuổi mục tiêu làm suy yếu và đẩy lui ảnh hưởng của Nga.

Quái vật IS vẫn là mối đe dọa lớn

the gioi 2015 nong va lanh
Khối ung thư IS tiếp tục di căn

Sự nổi lên nhanh chóng và tàn bạo của IS trong năm qua có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến chiến lược của Mỹ trong chính sách Trung Đông, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, sự giúp sức của các phương tiện Internet và chiến dịch không kích kém hiệu quả của liên minh quốc tế cũng góp phần vào sự lớn mạnh của IS. Giới chuyên gia cho rằng để có thể đẩy lui lực lượng này, cần có một chiến lược tổng thể với sự tham gia mạnh mẽ của tất cả các quốc gia, bất luận phương Tây hay phương Đông, Hồi giáo hay Arabe… Tuy nhiên, những lợi ích đan xen chồng chéo ở Trung Đông, sự nghi ngờ giữa các bên, những khó khăn kinh tế rình rập và mâu thuẫn sắc tộc sẽ cản trở đáng kể nỗ lực tiêu diệt IS, khiến lực lượng này tiếp tục trở thành mối đe dọa lớn nhất trong năm 2015.

Bên cạnh những diễn biến an ninh địa chính trị, không thể không nhắc tới tình hình kinh tế thế giới năm 2015. Mặc dù có một số dấu hiệu khả quan, nhưng kinh tế thế giới trong năm 2015 sẽ là một năm khó khăn, với dự báo đạt mức tăng trưởng 2,9%, cao hơn một chút so với 2,5% trong năm 2014. Điểm sáng nhất sẽ là châu Á (trừ Nhật Bản) với tốc độ tăng trưởng là 5,7% và Bắc Mỹ là 2,5%. Trong khi đó, hai “đầu tàu” khác là EU và Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ dưới 1%, còn kinh tế Nga có khả năng rơi vào suy thoái. Trung Quốc dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn khoảng 7%, sau khi đã đạt mức tăng trưởng 7,4% trong năm 2014, mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác giúp Mỹ thu hút đầu tư từ bên ngoài. Nhưng với các nước khác, hệ quả là sự “tháo chạy” của dòng tiền từ các thị trường mới nổi, sự phá giá của hàng loạt đồng nội tệ, cũng như các khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của nhiều nước đang phát triển.

Việc giá dầu mỏ tụt xuống mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây và có thể còn xuống tiếp trong thời gian tới đang đặt ra bài toán nan giải cho kinh tế thế giới. Việc giảm nhanh và sâu như vậy cũng có những hệ lụy tiêu cực nhất định: gây khó khăn cho phần lớn các thành viên OPEC và các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu nằm ngoài OPEC.

最近更新