【leeds vs leicester】Những thông điệp tích cực từ cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh G7

时间:2025-01-10 09:31:25 来源:Empire777

Nhung thong diep tich cuc tu cuoc hop Hoi nghi thuong dinh G7 hinh anh 1

Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall (Anh). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đóng góp vào công tác phòng chống đại dịch COVID-19 trên toàn cầu thông qua đẩy mạnh tiêm chủng vaccine,ữngthocircngđiệptiacutechcựctừcuộchọpHộinghịthượngđỉleeds vs leicester phối hợp các biện pháp ngăn ngừa sớm dịch bệnh trong tương lai, đặt ra các mục tiêu tham vọng trong chống biến đổi khí hậu, xây dựng thế giới trở lại tốt đẹp hơn dựa trên phục hồi kinh tế xanh và bền vững..., hàng loạt thông điệp tích cực được gửi đi từ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra trực tiếp tại Anh, vừa bế mạc rạng sáng 14-6.

Hội nghị năm nay mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc do tác động của dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn khiến tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong khi sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine đang cản trở nỗ lực chống dịch toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế vì thế đặt nhiều kỳ vọng vào G7, nhóm quy tụ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới chiếm gần 40% GDP toàn cầu, thể hiện vai trò đầu tàu trong giai đoạn thách thức hiện nay.

Trước thềm hội nghị, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh: “Thế giới cần cuộc gặp gỡ này. Tại Vịnh Carbis, chúng ta phải đặt những ngày tháng đó lại phía sau. Đây là thời điểm để các nền dân chủ lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất thế giới gánh vác trách nhiệm và tiêm chủng cho thế giới, bởi vì không ai có thể được bảo vệ đúng cách cho đến khi tất cả mọi người đều được bảo vệ.”

Trên vai trò nước chủ nhà, ngay từ đầu năm 2021, Anh có tham vọng thúc đẩy Hội nghị thượng đỉnh G7 trở thành sự kiện trực tiếp quan trọng nhất trong vòng 2 năm qua, cho thấy sự trở lại và đoàn kết mạnh mẽ của G7 bằng một chương trình nghị sự với các ưu tiên trọng tâm về y tế và xây dựng thế giới trở lại tốt đẹp hơn gắn với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng khẳng định vai trò “Nước Anh toàn cầu” trong lãnh đạo giải quyết các vấn đề toàn cầu thời kỳ hậu Brexit.

Đặc biệt, hội nghị cũng đánh dấu sự kiện “Nước Mỹ đã trở lại” khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên công du nước ngoài, khẳng định mạnh mẽ cam kết quay trở lại chủ nghĩa đa phương và bày tỏ đoàn kết với các đồng minh G7 nhằm chung tay giải quyết các khó khăn và thách thức trong tương lai, khi mà mối quan hệ giữa Mỹ với các nước G7 còn lại đã trải qua nhiều thăng trầm dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Sau 3 ngày nhóm họp tại Vịnh Carbis, Cornwall, thành phố cảng bên bờ Đại Tây Dương miền Nam nước Anh, nguyên thủ các nước G7 cùng với 4 nước khách mời Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã ra một bản tuyên bố chung dài 25 trang với các cam kết đầy tham vọng, bao trùm về ứng phó y tế với đại dịch COVID-19, phục hồi sau đại dịch gắn với môi trường, gửi đi các thông điệp mạnh mẽ, tích cực nhằm chung tay giải quyết nhanh chóng đại dịch và xây dựng thế giới trở lại tốt đẹp hơn.

Theo tuyên bố chung, các nước G7 cam kết từ nay đến năm 2022 tài trợ khoảng 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp, thông qua các cơ chế hiện có và viện trợ song phương, coi đây là một phần trong nỗ lực của G7 nhằm hướng đến mục tiêu chấm dứt đại dịch vào năm 2022.

Trong số này, Mỹ tài trợ 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay, Anh và Canada mỗi nước tài trợ 100 triệu liều.

Bà Joanna Rea, thuộc Tổ chức UNICEF tại Anh, đã đánh giá cao cam kết G7 về tài trợ vaccine, coi đây là “khởi đầu của hành động cần thiết để chấm dứt đại dịch COVID-19,” đồng thời kêu gọi “tăng tốc nhanh chóng việc chia sẻ liều lượng trong 3 tháng tới để đảm bảo hàng triệu liều vaccine được đến tay người dân ở những quốc gia cần nhất.”

Hội nghị cũng đã đạt được đồng thuận quan trọng đối với “Tuyên bố Vịnh Cabis về y tế toàn cầu,” đưa ra một loạt các biện pháp ứng phó để tránh những nguy cơ xảy ra đại dịch trong tương lai, bao gồm “Sứ mệnh 100 ngày” nhằm rút ngắn thời gian phát triển và phê duyệt vaccine xuống 2/3 thời gian so với vaccine COVID-19 như hiện nay; thành lập Trung tâm Giám sát dịch bệnh toàn cầu (GPR) để theo dõi các biến chủng mới nhằm đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời trước khi kịp bùng phát ra diện rộng cũng như Trung tâm Giải mã trình tự gen toàn cầu, nhằm cung cấp nền tảng công nghệ tốt nhất để nghiên cứu, giải mã sớm các biến chủng mới.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hoan nghênh Tuyên bố Vịnh Carbis về y tế toàn cầu, đặc biệt khi thế giới bắt đầu phục hồi và xây dựng lại sau đại dịch COVID-19.

Nhung thong diep tich cuc tu cuoc hop Hoi nghi thuong dinh G7 hinh anh 2

Vaccine ngừa COVID-19 tại công ty dược phẩm ở Reinbek, gần Hamburg, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, tham gia với tư cách khách mời, cho rằng đã đến lúc các quốc gia giàu có nhất thế giới hiện thực hóa cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các công cụ chống đại dịch COVID-19, khẳng định nếu các quốc gia thuộc G7 đóng góp phần tài chính tương ứng của mình, chương trình ACT-Accelerator, cơ chế hợp tác toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển, phân phối công bằng vaccine, chẩn đoán và điều trị COVID-19, sẽ có được 2/3 số tiền tài trợ cần thiết.

Trong hành động khí hậu, lãnh đạo G7 đã thông qua “Hiệp ước về thiên nhiên,” cam kết hướng tới mục tiêu giảm mức tăng nhiệt độ của Trái Đất không quá 1,5 độ C so với mục tiêu 2 độ C của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học vào năm 2030, bao gồm hỗ trợ mục tiêu bảo vệ ít nhất 30% đất liền và 30% đại dương toàn cầu.

Các nước G7 nhấn mạnh mục tiêu chung huy động 100 tỷ USD mỗi năm, từ các nguồn công và tư nhân, từ nay tới năm 2025, và thực hiện các hành động thiết thực nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; cam kết sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô các chính sách và công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, đẩy nhanh quá trình chuyển cấm bán ôtô chạy dầu và ôtô chạy xăng mới để thúc đẩy việc sử dụng các loại xe không phát thải.

Ngoài ra, một trong những điểm nhấn đặc biệt tại hội nghị là lãnh đạo G7 đã đưa ra Sáng kiến cơ sở hạ tầng “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W) với mục đích cung cấp giải pháp phục hồi xanh, phát triển kinh tế hậu COVID-19 thân thiện với môi trường dựa trên những giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, nhằm thu hẹp 40.000 tỷ USD mà các quốc gia đang phát triển cần vào năm 2035.

G7 và các đối tác sẽ phối hợp huy động vốn của khu vực tư nhân trong 4 lĩnh vực trọng tâm: khí hậu, y tế và an ninh sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số, công bằng và bình đẳng giới.

B3W được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm các lựa chọn về nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

G7 cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự này với sự cộng tác của các quốc gia khác và trong hệ thống đa phương, hợp tác với các đối tác thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) và tất cả các tổ chức quốc tế để đảm bảo một tương lai sạch hơn, xanh hơn, tự do hơn, công bằng hơn và an toàn hơn cho con người và Trái Đất.

Với những cam kết tham vọng như vậy, Hội nghị thượng đỉnh G7 được đánh giá là khá thành công khi các nước đã tìm lại được tiếng nói chung trong cách thức tiếp cận các vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay.

Như nhận định của Thủ tướng Đức Angela Merkel, các nước G7 đã đoàn kết hơn tại hội nghị lần này và điều đó cho thấy G7 có thể hợp tác tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề của thế giới với một động lực mới.

Bên cạnh đó, mặc dù hoan nghênh những cam kết của G7, song nhiều ý kiến cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu và chưa đủ, bởi nhiều cam kết là những gì các nước G7 đã đưa ra từ trước song chưa thực hiện.

G7 đã cam kết hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo từ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tháng 2-2021, song ở thời điểm đó, các nước giàu nhất vốn chỉ chiếm 16% dân số thế giới, đã sở hữu 2/3 tổng lượng vaccine toàn cầu.

Trên thực tế thì tới đầu tháng 6, khoảng 40% trong số hơn 2 tỷ liều vaccine đã được tiêm là ở các quốc gia thu nhập cao này.

G7 cũng cam kết đóng góp cho COVAX, cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu, tổng cộng 7,5 tỷ euro (9,1 tỷ USD), song tới nay COVAX vẫn thiếu vốn để triển khai hoạt động mua vaccine nhằm tiêm chủng cho 20% dân số ở mỗi quốc gia thu nhập thấp trước cuối năm 2021.

Tính đến ngày 8-6, chương trình COVAX chỉ mới gửi được 81 triệu liều đến 129 quốc gia thành viên, còn xa mới đạt mục tiêu cung cấp 1,8 tỷ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình vào đầu năm 2022.

Nếu so sánh với tình trạng chia rẽ trong vài năm trước thì rõ ràng những cam kết thể hiện tinh thần đoàn kết đưa ra tại hội nghị G7 lần này phát đi nhiều thông điệp tích cực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những thách thức mà G7 nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt ngày càng phức tạp và cấp bách, quan trọng hơn cả là G7 tìm ra cách phối hợp các hoạt động tập thể để biến nội dung các bản tuyên bố thành hành động có ý nghĩa thực sự.

推荐内容