【hạng hai ý】Hà Nội: Thu hút hơn 583 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài
145 dự án cấp mới trong 6 tháng
Về dự án cấp mới,àNộiThuhúthơntriệuUSDvốnđầutưnướcngoàhạng hai ý có 15 dự án trong KCN được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 34,75 triệu USD (tăng 25% về số dự án và bằng 58% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2013).
Ngoài KCN có 130 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 81,17 triệu USD (tăng 44,4% về số dự án và bằng 62% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2013).
Trong số 145 dự án đầu tư được cấp mới này, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất là lĩnh vực chế biến chế tạo (41,11%); tiếp đến lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa (20,52%), hoạt động chuyên môn khoa học kỹ thuật (13,67%).
Xét theo vốn đầu tư đăng ký thì Hàn Quốc đứng đầu (chiếm 35,8%), Nhật Bản đứng thứ hai (chiếm 35,7%) và Hong Kong đứng thứ 3 (chiếm 12,3%), còn lại thuộc các quốc gia khác. Hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm đa số với tỷ lệ 74,5%, còn lại thực hiện dưới hình thức liên doanh chiếm 25,5%.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường kinh doanh bất động sản trầm lắng; quỹ đất và nhà xưởng sẵn có để đáp ứng việc thu hút sản xuất công nghiệp của thành phố còn hạn chế, hầu hết các khu công nghiệp đang hoạt động đã được lấp đầy.
Hầu hết các khu công nghiệp tại Hà Nội đã được lấp đầy. Ảnh: ĐT |
Do vậy, trong 6 tháng đầu năm Hà Nội chưa thu hút được thêm các dự án bất động sản, các dự án đầu tư sản xuất sử dụng đất có quy mô lớn. Đa số các dự án đầu tư cấp mới trong kỳ thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ như: mua bán hàng hoá, dịch vụ thi công xây dựng; công nghệ thông tin... với quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân không lớn (khoảng 800.000 USD/1 dự án).
Nhiều dự án bất động sản tăng vốn
Trong 6 tháng qua, Hà Nội có 50 lượt dự án thực hiện điều chỉnh tăng vốn với giá trị vốn đầu tư tăng thêm là 467,1 triệu USD (tăng 83% so với cùng kỳ 2013).
Trong đó UBND thành phố Hà Nội thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 39 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 443,6 triệu USD (tăng 126% so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể 443,6/196,5 triệu USD) và BQL các KCN và CX Hà Nội thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 23,5 triệu USD.
Lĩnh vực điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn nhất là bất động sản (chiếm 50,1%), thứ hai là lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo (chiếm 13,9%); tiếp đến lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa (chiếm 11,8%), còn lại thuộc lĩnh vực khác.
Đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều thách thức và thị trường cạnh tranh ngày càng lớn, tuy nhiên thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm của Hà Nội vẫn đạt kết quả khả quan (tăng 30% về số dự án và tăng 30,31% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2013).
Phần lớn số vốn đầu tư tăng thêm trong kỳ từ các dự án đã được cấp phép thực hiện tăng vốn mở rộng hoạt động đầu tư (chiếm tới 80% tổng số vốn thu hút trong kỳ), điều này cho thấy niềm tin vào thị trường và hiệu quả trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cũng như khẳng định thêm sự đóng góp và gắn kết của Nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư của thành phố.
Trung Ninh