【tỷ lệ nhà】Mã số vùng trồng

nong san dia phuong 1.jpg
Mã số vùng trồng được coi là ‘tấm vé thông hành’ để xuất khẩu nông sản.

Trong sản xuất nông nghiệp, mã số vùng trồng được hiểu là mã định danh cho một vùng sản xuất. Các vùng sản xuất có mã số là minh chứng về sản xuất theo quy trình, đảm bảo ATTP, có nguồn gốc, qua đó cơ quan quản lý, khách hàng thu mua nông sản theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, việc cấp mã vùng trồng được đánh giá thực hiện thuận lợi hơn, do đảm bảo về diện tích canh tác, chủng loại cây trồng, một số vùng đã và đang canh tác theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt. 

Mới đây, đơn vị chức năng đã thí điểm triển khai mô hình mã hóa dữ liệu mã số vùng trồng vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) theo hệ thống tiêu chuẩn OTAS. Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cho thấy hiện nay, toàn tỉnh đã có gần 1.100ha đất trồng trọt được chứng nhận VietGAP, bao gồm 331ha na, 33ha chè, 195ha lúa, 80ha rau củ, 446ha cây ăn quả (vải, thanh long, cam...); 14 vùng trồng cây ăn quả và 5 cơ sở đóng gói quả tươi đủ điều kiện xuất khẩu. Đây là những mã vùng trồng quan trọng, cho phép các doanh nghiệp nông sản có vùng nguyên liệu đạt chuẩn để xuất khẩu.

Có thể thấy, việc cấp mã cho các vùng sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu để nông nghiệp hội nhập kinh tế số, khẳng định chất lượng, giá trị trong thị trường tiêu thụ trong nước và có cơ hội xuất khẩu vào thị trường nước ngoài. 

Trong khi đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện các tiêu chuẩn về điều kiện canh tác, cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng chủ lực nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là xây dựng 2 mã số vùng trồng chuối tiêu hồng, những năm qua, kinh tế nông nghiệp của xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc có bước phát triển. 

Chị Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp xã Liên Châu khẳng định: "Trước kia, chuối tiêu hồng Liên Châu dù chất lượng tốt nhưng giá cả thị trường thiếu ổn định, “đầu ra” hạn chế, bấp bênh. Tuy nhiên, từ khi đăng ký sản xuất theo cấp mã số vùng trồng và hoàn thiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm chuối của địa phương như được gắn thêm tấm vé thông hành, tạo điều kiện thuận lợi khi tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu. 

nong san dia phuong 2.jpg
Việc cấp mã số vùng trồng còn giúp thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và những lợi ích của mã số vùng trồng mang lại cho người sản xuất và người tiêu dùng, đầu năm 2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch xây dựng, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương. 

Các vùng trồng sẽ được cập nhật hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; cho phép thiết lập mã số vùng trồng cho các cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh, ghi chép nhật ký điện tử; khai thác cơ sở dữ liệu vùng trồng cho các mục đích khác nhau như xây dựng chính sách, chỉ đạo sản xuất; điều tiết, kết nối cung - cầu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dự thính, dự báo… nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc nông sản. 

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được 16 vùng trồng với 26 mã số vùng trồng xuất khẩu, tổng diện tích hơn 171ha, đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch đi một số nước như Úc, NewZealand, Mỹ, EU, Trung Quốc. Ngoài ra, 1 cơ sở đóng gói ớt ở huyện Bình Xuyên và 1 cơ sở đóng gói thạch đen ở huyện Vĩnh Tường cũng được cấp mã số, đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. 

Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực thực hiện cấp, quản lý hiệu quả mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh để mở đường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và các nước trong khu vực, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị kinh tế.

Ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết, xác định mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được xem như “giấy thông hành” cho xuất khẩu nông sản, từ năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với UBND các huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với các sản phẩm nông sản chủ lực nhằm đáp ứng các điều kiện cấp mã số vùng trồng; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Tỉnh đã tập huấn, nâng cao nhận thức cho gần 10.000 lượt người về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Lạng Sơn đã có 178 vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số với diện tích gần 900 ha; trong đó, 140 mã số vùng trồng thạch đen, diện tích trên 660 ha; 37 mã số vùng trồng ớt, diện tích hơn 241 ha; một mã số vùng trồng bưởi, vùng trồng na. Tỉnh đã có 13 cơ sở đóng gói thạch đen được cấp mã số.

Việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã giúp thay đổi nhận thức của nông dân địa phương trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản, đảm bảo các điều kiện để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Tuấn Anh và nhóm PV, BTV
La liga
上一篇:Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
下一篇:Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online