【kết quả giải úc】Giải pháp ngắn hạn trên con đường tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang Mỹ tăng mạnh Sau 4 lần tăng từ đầu năm,ảiphápngắnhạntrênconđườngtựchủnguồnnguyênliệuthứcănchănnuôkết quả giải úc giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng trong thời gian tới |
Mặc dù định hướng gia tăng sản lượng nội địa để giảm bớt phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu đã được đề ra và thực hiện từ năm 2016, nhưng cho đến 3 năm gần đây, vấn đề này mới thực sự được các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta quan tâm.
Cơ cấu nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 3 năm qua |
Nguồn cung nông sản phần lớn đến từ Nam Mỹ
Khoảng 75% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta đến từ thị trường nước ngoài. Trải qua chu kỳ “siêu tăng giá” hàng hoá sau đại dịch Covid, mất mùa ở các nước sản xuất lớn và căng thẳng chính trị Nga – Ukraine khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ngành chăn nuôi càng bộc lộ rõ điểm yếu do phải phụ thuộc nguồn cung nhập khẩu.
Mặc dù đã hạ nhiệt hơn so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái nhưng giá nông sản vẫn đang ở mức cao so với trung bình trong 1 thập kỷ qua. Hoạt động sản xuất của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp vẫn phải duy trì đặt ra nhu cầu cấp thiết về vấn đề nguồn cung và chi phí nguyên liệu.
Tuy nhiên, việc chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn còn là bài toán dài hạn đối với không chỉ nông dân, doanh nghiệp mà còn là các nhà hoạch định chính sách. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng và diện tích ngô trong nước đã giảm dần kể từ năm 2015 do giá ngô nhập khẩu rẻ hơn. Nông dân đã chuyển sang các loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn như trái cây, cà phê và hạt tiêu.
Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng ngô nước ta niên vụ 2023/24 sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ ngô nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Nam Mỹ. Trong vài năm qua, Argentina và Brazil vẫn giữ vai trò thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam. Năm 2022, Argentina chiếm khoảng 60% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,63 triệu tấn. Nhập khẩu ngô từ Brazil năm 2022 cũng chiếm khoảng 15% thị phần.
Mặc dù khối lượng nhập khẩu vẫn gia tăng nhưng cơ cấu nông sản nhập khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch kể từ năm 2022 và thể hiện rõ hơn trong 4 tháng đầu năm 2023. Tính riêng với ngô, nguyên liệu phổ biến nhất trong thành phần TACN, khối lượng nhập khẩu đạt 622.063 tấn trong tháng 4, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm nay đạt 2,81 triệu tấn, cao hơn 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 tháng đầu năm 2023, nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam chủ yếu từ 3 thị trường Brazil, Ấn Độ và Argentina với tổng thị phần chiếm 92,2%. So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu ngô từ Brazil tăng 4,1 lần, Ấn Độ giảm 9,8% và Argentina giảm 57,4%.
Nhập khẩu ngô của hàng tháng của Việt Nam |
Ngành chăn nuôi điêu đứng
Chi phí nguyên liệu tăng cao, trong khi giá thành lợn hơi không đạt mức sản xuất cùng với dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào đầu năm 2023 khiến cho lợi nhuận của ngành giảm sâu. Tập đoàn Dabaco, doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất và chăn nuôi lợn Việt Nam, đã báo lỗ kỷ lục hơn 320 tỷ đồng trong quý I/2023.
Các doanh nghiệp lớn thua lỗ, còn các hộ chăn nuôi còn thiệt hại nặng nề hơn. Ngành chăn nuôi đã chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ với tỉ lệ các hộ chăn nuôi nhỏ giảm dần. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, hiện có khoảng 45 - 50% trang trại lớn treo chuồng, 70 - 75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn.
Thị trường tiêu thụ bấp bênh, nhu cầu thịt suy yếu khiến giá lợn hơi vẫn ở mức thấp, kể cả trong giai đoạn Tết Nguyên đán, thường là thời điểm có nhu cầu cao nhất trong năm. Sáng nay (11/05), giá lợn hơi ghi nhận ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất trung bình của hộ chăn nuôi vào khoảng 55.000 đồng đến 60.000 đồng/kg thịt lợn.
Diễn biến giá lợn hơi |
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Kinh tế Việt Nam quý II vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, do ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu và khiến cho nhu cầu các sản phẩm về thịt khó hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, việc giá nông sản thế giới có xu hướng giảm trong 2 tháng gần đây sẽ giúp cho lợi nhuận của ngành có thể cải thiện.”
Tìm kiếm nguồn cung thay thế
Đứng trước thực trạng nêu trên, việc chủ động nguồn cung nguyên liệu rõ ràng sẽ là giải pháp phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi nhưng đây vẫn đang là định hướng trong dài hạn. Thay vào đó, việc tìm kiếm nguyên liệu và nguồn cung thay thế giá rẻ sẽ là giải pháp ngắn hạn và là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi của ngành sau những khó khăn liên tiếp trong vài năm qua.
Ngoài gạo tấm trong nước, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 250 nghìn tấn gạo tấm từ Ấn Độ vào năm 2022 để thay thế ngô và lúa mì làm TACN. Tuy nhiên, do lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm của Chính phủ Ấn Độ từ ngày 09/09/2022, con số trên đã giảm một nửa so với năm 2021. Một loại nguyên liệu khác cũng được dùng để thay thế là sắn với khối lượng nhập khẩu năm 2022 tăng gấp 3 lần so với năm 2021.
Do giá ngô tăng cao và nguồn cung từ Đông Âu bị gián đoạn, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tìm đến các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Nam Phi. Tỷ trọng ngô đến từ Nam Mỹ cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2021 do chi phí logistic cao hơn và nguồn cung hạn chế sau đợt hạn hán.
Tăng trưởng nhập khẩu ngô Pakistan được thúc đẩy từ năm 2021 bởi giá thành cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp lớn khác – giá cập cảng trung bình thấp hơn gần 30 – 50 USD/tấn so với Mỹ, Argentina. Trong khi đó, thông thường giá ngô của Ấn Độ không cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil giảm mạnh bởi hạn hán năm 2021 và tình trạng thiếu container sau Covid-19 đã khiến ngô Ấn Độ trở thành một lựa chọn thay thế hợp lý.
“Đa dạng hóa các nguồn cung cấp từ Ấn Độ, Pakistan và các loại nguyên liệu thay thế như sắn, tấm,.. giúp các doanh nghiệp Việt Nam bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ các nhà cung cấp truyền thống như Argentina và Brazil, đồng thời khai thác tiềm năng lợi thế địa lý với chi phí vận chuyển thấp hơn trong bối cảnh vẫn chưa tự chủ được nguồn cung.”, ông Phạm Quang Anh đánh giá.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Tương thân tương ái mùa lễ Vu lan
- ·Bệnh nhân 92 mắc COVID
- ·Chính thức ra mắt Showroom UNIHOME
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Những bước chân hạnh phúc
- ·Đến 2025, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển
- ·Ý kiến người dân: Phải tăng tương xứng
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Nỗi lo chung của các nước Đông Nam Á thời đại dịch COVID
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Xã Tiến Hưng có khu dân cư nông thôn kiểu mẫu
- ·Bù Đăng kiểm tra sức khỏe 19 người đến từ tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Bù Đốp chủ động phòng, chống cháy rừng cao điểm mùa khô
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·'Việt Nam đủ năng lực, nguồn lực, kinh nghiệm để kiểm soát COVID
- ·Chào đón những công dân đầu tiên trong Năm mới 2020
- ·Nâng chất phường văn minh
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Hết 2020, đạt 50% số người ở đô thị được trả lương hưu không dùng tiền mặt