Bằng tâm huyết,ườithầyđặcbiệtkểchuyệndạynhữnghọctròhưlàmlạicuộcđờtiso tile ma cao trách nhiệm, những giáo viên Công an Nhân dân giúp nhiều trẻ vị thành niên từng vi phạm pháp luật thay đổi nhận thức, trở thành công dân lương thiện.
Chiều 14/11, tại Hà Nội diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Bộ GD&ĐT với các nhà giáo tiêu biểu - những gương mặt xuất sắc được vinh danh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" năm 2024.
Tại cuộc gặp, nhiều nhà giáo bày tỏ tâm tư, nguyện vọng đối với lãnh đạo Bộ, xuất phát từ thực tế dạy và học tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, các địa bàn khó khăn, các cơ sở giáo dục đặc thù trên cả nước.
Các thầy cô đều đau đáu nỗi niềm, mong mỏi làm được điều gì đó cho học trò của mình, để các em yên tâm học tập, có môi trường giáo dục hạnh phúc, có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.
Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (Trường giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng, Bộ Công an) bày tỏ xúc động, khi lần đầu tiên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô".
"Chúng tôi là những người thầy, người cô đặc biệt ở các trường giáo dưỡng. Công việc của chúng tôi là quản lý, giáo dục, chăm sóc đối tượng là trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18. Ở độ tuổi còn rất nhỏ như vậy, nhưng các em đã có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội như: giết người, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, gây rối trật tự công cộng...", Thiếu tá Xuyến nói.
Theo thiếu tá Xuyến, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục các em, nhưng họ luôn nỗ lực, cố gắng để giúp các em có những sự thay đổi về nhận thức, tu dưỡng, học tập và rèn luyện sớm trở thành những người công dân lương thiện, hữu ích cho xã hội qua học tập văn hóa, lao động và học nghề.
Là một nhà giáo đã có hơn 30 năm đứng trên bục giảng ở một xã đảo đặc biệt khó khăn, thầy Đặng Văn Bửu, giáo viên trường THCS Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre hạnh phúc khi lần đầu tiên được ra thăm Thủ đô, vào Lăng viếng Bác.
Suốt những năm tháng qua, thầy Bửu luôn cập nhật các kiến thức liên môn để truyền đạt và vun đắp thêm niềm đam mê môn Lịch sử cho các thế hệ học trò. Thầy Bửu luôn tự nhủ, đổi mới giáo dục phải từng bước vững chắc, không được chủ quan nóng vội, nếu đốt cháy giai đoạn sẽ trả giá rất đắt, đôi khi là sự thất bại của cả một thế hệ học sinh.
Chia sẻ tại chương trình, cô giáo Quàng Thị Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) cho biết, trường có 54 lớp phân bố tại 8 điểm trường cách xa nhau, học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến 98,1%, nên cả thầy và trò đều gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, cô mong muốn được lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và xã hội chung tay cùng thầy cô nâng cao chất lượng giáo dục, thông qua việc xây dựng thư viện thân thiện, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy để học sinh thấy hứng thú khi đến lớp.
Còn với cô Bùi Thị Thuý (trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) cô cho rằng một giáo viên dạy học sinh bình thường đã khó, dạy các em học sinh khuyết tật còn khó hơn nhiều.
"Nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, coi học sinh như những người thân yêu của mình, tôi và các đồng nghiệp đã dạy các em tiếp thu kiến thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp để các em có thể hoà nhập tốt hơn với xã hội, không cảm thấy tự ti, mặc cảm", cô Thuý bày tỏ.
Lắng nghe những chia sẻ của các thầy cô, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy cô giáo, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng với chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu".
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, hai chương trình không chỉ đúng với nhiệm vụ, trách nhiệm của Trung ương Đoàn mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với lực lượng cán bộ, giáo viên trên tất cả các địa bàn.
"Nhiệm vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều thử thách, thiếu thốn, bất cập, rất cần tới những nhà giáo tiên phong, sẵn sàng xung kích nhận công tác. Lực lượng nhà giáo trẻ với nhiệt huyết, trí tuệ, tinh thần sục sôi đã vượt những cám dỗ đời thường, quyền lợi hạnh phúc riêng tư để đến với những vùng khó khăn, thể hiện sức mạnh truyền thống của nhà giáo cũng như tuổi trẻ", Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh.
Cũng tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ, “Chia sẻ cùng thầy cô” không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những đóng góp của những "người lái đò" mà còn tạo nên một làn sóng cảm thông và chia sẻ rộng khắp. Qua đó, những câu chuyện về lòng tận tụy của các thầy cô nơi vùng sâu, vùng xa đã lan tỏa đến mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn.
Về giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, đây không chỉ là sự ghi nhận đối với thành tích cá nhân mà còn khuyến khích tinh thần tiên phong, đổi mới của đội ngũ nhà giáo trẻ trong thời đại mới. Mỗi lần trao giải, niềm tự hào và tinh thần học hỏi không ngừng lại sục sôi trong lòng các nhà giáo trẻ, tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp nhiều hơn cho nền giáo dục nước nhà.
Kim NhungChương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, được tổ chức trong hai ngày 14 và 15/11 tại Hà Nội, với các nội dung chính: Các thầy, cô thăm Lăng Bác, khu di tích Phủ Chủ tịch và tham quan Khu Di tích Văn Miếu, Quốc Tử Giám; tham dự chương trình gặp mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT…
Lễ tuyên dương các giáo viên tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 sẽ diễn ra tại Nhà hát Chèo Việt Nam vào tối 15/11.