当前位置:首页 > La liga

【napoli vs udinese】WB: Khó đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo cùng cực xuống 3% vào năm 2030

v

Người vô gia cư trên một đường phố ở Bogota,óđạtmụctiêugiảmtỷlệnghèocùngcựcxuốngvàonănapoli vs udinese Colombia, ngày 8/6/2020.

Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới (WB) về giảm tỷ lệ người nghèo cùng cực trên toàn cầu xuống 3% vào năm 2030 đang đối mặt với những thách thức lớn hơn do tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.

Đó là phát biểu của Phó Chủ tịch WB Akihiko Nishio trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây.

Ông Akihiko Nishio lưu ý rằng, những nỗ lực xóa nghèo của cộng đồng quốc tế có thể bị “xóa sổ", đồng thời kêu gọi các nước phát triển, bao gồm cả Nhật Bản, tăng cường hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho các quốc gia đang phát triển để giúp họ vượt qua cuộc suy thoái kinh tế hiện tại.

Ông cho biết việc đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo cùng cực đang trở nên rất khó khăn.

Ông nêu rõ, trong những thập kỷ qua, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ để giải quyết vấn đề này, khi tỷ lệ người dân sống dưới ngưỡng nghèo cùng cực trên toàn cầu (có thu nhập ở mức 1,9 USD/ngày) đã giảm từ 36% năm 1990 xuống 10% năm 2015.

WB lo ngại rằng, sự lây lan của đại dịch COVID-19 sẽ có tác động không đồng đều lên những người nghèo, thể hiện qua sự mất việc làm, mất các khoản tiền gửi về và gián đoạn các dịch vụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

WB ước tính tỷ lệ nghèo cùng cực trên toàn cầu có thể tăng từ hơn 8% vào năm 2019 lên khoảng 9% trong năm nay, tùy thuộc vào mức độ của cú sốc kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19.

Theo Phó Chủ tịch WB, tỷ lệ nghèo đói ở các nước thu nhập thấp được dự kiến sẽ cải thiện trong năm nay khi giảm từ 54,1% năm 1990 xuống 27,5%. Song hiện WB dự báo tỷ lệ này sẽ vào khoảng 30%.

Ông Nishio nói thêm đại dịch đang làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu lương thực có thể xảy ra trên diện rộng ở châu Phi và các nơi khác do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm và giảm đầu tư vào các quốc gia được cho là có rủi ro.

Theo ông Nishio, các nước đang phát triển cần quản lý các khoản nợ một cách thận trọng khi họ tăng chi tiêu tài chính để đối phó với suy thoái kinh tế./.

Theo TTXVN

分享到: