Bà Gopinath cho biết,ốithúccácnướctriểnkhaibiệnphápkíchthíchkinhtếbổnhận định pumas unam lần đầu tiên ở 60% số nền kinh tế trên toàn cầu (bao gồm 97% số nền kinh tế phát triển), các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất xuống dưới 1% và ở 1/5 số nền kinh tế, mức lãi suất là âm. Các ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa để hạ lãi suất nếu lại xảy ra một cú sốc mới.
Điều đó dẫn tới một kết luận không thể chối cãi là thế giới đang rơi vào bẫy thanh khoản, khi chính sách tiền tệ chỉ phát huy được hiệu quả một cách hạn chế.
Bà Gopinath cho rằng, cần có các chính sách phù hợp để thoát khỏi bẫy thanh khoản, nhấn mạnh rằng chính sách tài khóa phải đóng một vai trò đi đầu trong quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Bà Gopinath khuyến nghị các nhà chức trách về tài chính tích cực hỗ trợ nhu cầu thông qua các khoản tiền mặt để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư quy mô lớn vào các cơ sở y tế, cơ sở hạ tầng số và bảo vệ môi trường. Các khoản chi này tạo việc làm, kích thích đầu tư tư nhân và đặt cơ sở cho sự phục hồi mạnh hơn và "xanh" hơn.
Theo bà Gopinath giờ là lúc các biện pháp kích thích tài khóa cần hơn bao giờ hết và khi thế giới rơi vào bẫy thanh khoản thì cần sự đồng bộ trong chính sách tiền tệ toàn cầu.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố vào tháng trước, IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020, chỉ giảm 4,4%.
Tuy nhiên, dù điều chỉnh tăng, IMF cảnh báo đà phục hồi sau khủng hoảng có thể kéo dài, không đồng đều và rất không chắc chắn./.
Theo TTXVN