【kết quả bóng đá ha lan】Giữ thương hiệu mật ong để phát triển bền vững
Ông Út Nhì khẳng định: “41 năm gắn bó với nghề chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc pha loãng mật để thu lợi. Không phải không muốn nhiều lợi nhuận. Nhưng, cái lợi đó phải được khách hàng chấp nhận. Người làm nghề ăn ong cả Hợp tác xã 19/5 này không ai nghĩ đến chuyện phải pha chế thêm làm tăng sản lượng mật. Bởi chỉ một điều đơn giản là chúng tôi tồn tại cùng rừng, cùng sản vật rừng nên thương hiệu, uy tín sẽ nuôi sống thế hệ con cháu theo nghề rừng”.
Trở lại Tập đoàn 19/5, Ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh - nơi nổi tiếng bởi phương pháp làm ăn tập thể nghề rừng tồn tại lâu nhất và hiệu quả nhất xứ U Minh Hạ.
Anh Nguyễn Văn Vững, Giám đốc Hợp tác xã 19/5, vui mừng thông tin: “Tập đoàn mình giờ đây đã thay tên là Hợp tác xã 19/5. Số lượng tổ viên và diện tích rừng thì vẫn như xưa. Có điều thay đổi lớn là cả hợp tác xã không còn hộ nghèo, hộ khó khăn”.
Xã viên Hợp tác xã 19/5 khai thác mật ong. |
Rừng ở Hợp tác xã 19/5 giờ không còn nghèo kiệt nữa. Sau mùa khai thác năm 2016 này, các xã viên đầu tư lên liếp toàn hộ 520 ha để trồng tràm năng suất cao. Đồng thời, việc bảo tồn và duy trì các hoạt động đánh bắt cá, gác kèo ong luôn được quan tâm.
Tiếp những vị khách thân quen bằng những cái vỗ vai mừng rỡ, ông Trần Văn Nhì (Út Nhì) quay sang hỏi với giọng sang sảng: “Bữa nay mấy đứa vô thăm tụi chú rồi có đi ăn ong hông? Mùa mưa năm nay ong về ít so với mọi khi. Nhưng kèo của chú vẫn tốt, mùa này riêng chú đã thu vài trăm lít”.
Ông Út Nhì là một trong những người đi rừng ăn ong dày dạn kinh nghiệm nhất ở Hợp tác xã 19/5. Ông đã có 41 năm “hành nghề” gác kèo. Mùa này, ông Út gác 300 kèo và đã có khoảng trăm ổ ong về đóng.
Anh Vững thông tin thêm: “Ở xứ này, chú Út mà than ít mật thì ai dám nói trúng! Chú được mệnh danh là tay kèo đệ nhất ở đây!”.
Từ những câu chuyện kể về nghề rừng, nghề gác kèo ong của ông Út Nhì, chúng tôi mới vỡ lẽ những tập tính của bầy ong mà trước giờ chưa bao giờ được biết, dù bản thân cũng đã có hơn chục năm “ăn theo” vào rừng với nhiều người rành rừng như ông Út Nhì!
Thú vị nhất là việc phân thời gian theo mùa mật. Thường thì chỉ 2 mùa nước và mùa hạn, nhưng nghề ăn ong được ông Út Nhì phân ra 3 mùa trong năm. Mùa ông sớ từ tháng 9 đến tháng 11; mùa ong hạn từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau; mùa ong nước từ tháng 4 đến tháng 8.
Tập tính của loài ong mật còn được ông Út Nhì, những hộ dân hành nghề ăn ong ở xứ rừng, đúc kết chi tiết: mùa mưa, đàn ong sẽ rất hung hăng hơn, sản lượng mật cũng ít hơn so với mùa hạn.
“Đó là vì mùa mưa, đàn ong phải tích luỹ thức ăn (phấn hoa) trong những ngày mưa dầm cho đàn ong non. Phần tích luỹ này được dân đi rừng gọi đó là ké. Phần ké thường chiếm khoảng 30-40% lượng mật. Trong khi mùa hạn, ong không tích luỹ ké này”, ông Út Nhì giải thích.
Như bắt được ý của người nghe, không chờ chúng tôi đặt câu hỏi, ông Út Nhì giải thích: “Sở dĩ có sự phân mùa mật như thế là dựa vào mùa bông tràm nở. Khi bông tràm nở, đàn ong sẽ về và lựa chọn nơi làm tổ. Không phải ai cầm kèo gác ong cũng đến. Mà gác kèo phải có nghệ thuật và kỹ thuật cộng với am hiểu tập tính của loài ong vào từng thời điểm, từng mùa”.
Ví như mùa ong sớ và mùa ong hạn thì mật ngon nhất trong năm. Vì mùa này, tràm nở bông, trời ít mưa. Nước mưa trên nhuỵ bông tràm ít, khi ong lấy mật sẽ cho mật đặt sánh và mùi thơm nồng. Mùa ong nước, do ảnh hưởng của mưa nhiều nên mật ong có phần loãng hơn, khi trữ lâu ngày sẽ có hiện tượng nổi bọt. Nhưng chất lượng mật ong vẫn đảm bảo.
Còn việc pha chế mật ong để tăng thêm số lượng mật bán ra, ông Út Nhì khẳng định: “41 năm gắn bó với nghề chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc pha loãng mật để thu lợi. Không phải không muốn nhiều lợi nhuận. Nhưng, cái lợi đó phải được khách hàng chấp nhận. Người làm nghề ăn ong cả Hợp tác xã 19/5 này không ai nghĩ đến chuyện phải pha chế thêm làm tăng sản lượng mật. Bởi chỉ một điều đơn giản là chúng tôi tồn tại cùng rừng, cùng sản vật rừng nên thương hiệu, uy tín sẽ nuôi sống thế hệ con cháu theo nghề rừng”.
Anh Vững khẳng định thêm: “Nghề ăn ong ở Hợp tác xã 19/5 đã vang danh mấy chục năm nay từ khi còn là Tập đoàn Phong Ngạn, Tập đoàn 19/5 và nay là Hợp tác xã 19/5. Mật từ Hợp tác xã 19/5 thường cung cấp trực tiếp cho khách hàng hoặc bán cho các cơ quan để làm quà biếu”.
“Quy chế của chúng tôi trong ăn ong, lấy mật rất chặt chẽ. Các tổ viên, nếu phát hiện có sự gian lận chất lượng mật hay làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh trưởng của bầy ong sẽ bị loại ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời, phải chịu phí phạt theo quy ước. Nhờ vậy mà mấy chục năm nay mật ong ở đây luôn được đảm bảo”, anh Vững thông tin.
Trung bình mỗi hộ gác kèo ong ở Hợp tác xã 19/5 thu từ 200 lít mật/mùa. Với giá bán dao động từ 270.000 đồng (mùa ong nước) đến 350.000 đồng (mùa ong sớ và ong hạn), thì mỗi năm thu nhập từ nghề ăn ong cũng khoảng trên 100 triệu đồng/ hộ.
“Thu nhập như thế rất ổn định, cộng thêm việc khai thác tràm và huê lợi khác thì dại gì chúng tôi lại phá chính nồi cơm của mình!”, ông Út Nhì nhấn mạnh.
Mật ong rừng tràm U Minh Hạ hiện nay đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ cấp năm 2011). Đây là sản phẩm đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng cho rừng tràm U Minh hạ. Với hương vị đặc biệt và nhiều công dụng trong y học, bảo vệ tăng cường sức khoẻ con người, mật ong rừng tràm U Minh Hạ đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong nước và thế giới.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trang bị công nghệ hiện đại để tách nước ra khỏi mật ong. |
Hiện nay, ngành văn hoá, thể thao và du lịch đang xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, sản phẩm “Ăn ong” - nghề gác kèo ong của rừng U Minh Hạ được ngành, tỉnh đánh giá là một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, sẽ thu hút khách tham quan du lịch đến để tham quan trải nghiệm của quy trình gác kèo ong cũng như lấy mật. Đồng thời từng bước khẳng định thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ là sản phẩm quà tặng lưu niệm của du lịch Cà Mau.
Về mặt xã hội, nghề truyền thống gác kèo ong U Minh Hạ đã và đang giúp người dân sống trên lâm phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Cơn mưa dầm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vừa tạnh, anh Huỳnh Văn Nhỡ, tổ viên của Hợp tác xã 19/5, ra nhà sau lấy dụng cụ dẫn chúng tôi đi ăn ong để ghi hình ảnh. Anh Nhỡ dặn kỹ: “Ong mùa này hung lắm. Các anh phải cẩn thận. Chớ còn mùa hạn thì thoải mái!”./.
Bài và ảnh: Phong Phú
相关文章
Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Ông Manmohan Singh, lúc đương nhiệm Thủ tướng2025-01-13Bà Hồ Thị Hoàng Yến được phân công giữ chức quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
Bà Hồ Thị Hoàng Yến được phân công giữ chức quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre2025-01-13Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của tài xế ô tô tông gia đình 5 người ở Hà Nội
Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của tài xế ô tô tông gia đình 5 người ở Hà Nội2025-01-13Tuyên án cựu giám đốc Sở Y tế Tây Ninh
HĐXX nhận định, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga (chủ tịch HĐTV Công ty NSJ) và các đồng phạm tại công ty t2025-01-13Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin Dưa hấu rớt giá2025-01-13Sức mua giảm hơn nửa, tiểu thương chợ đầu mối thấp thỏm dịp cận Tết
Tại chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM, sạp hàng nông sản của ông Nguyễn Văn Thạch đã kinh doanh gần 18 n2025-01-13
最新评论