VHO- Trong phiên thảo luận của Quốc hội về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC,ạolựcgiađìnhKhôngphảilàchuyệnriêngcủamỗinhàty le ca cuoc chau a Viện trưởng VKSNDTC công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án… nhiều đại biểu lo ngại về sự gia tăng của một số loại tội phạm như giết người, hiếp dâm cùng những hành vi bạo lực, ngược đãi, xâm phạm trong gia đình, khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ.
Nêu lên con số đáng lo ngại khi tội phạm hiếp dâm trẻ em tăng 30,38%, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tội phạm hiếp dâm nói chung, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng đây là con số rất đáng suy nghĩ bởi hành vi này không chỉ xâm phạm về an ninh trật tự mà ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường, tương lai của trẻ, tâm lý của xã hội. Bên cạnh đó, những hành vi hành hạ, ngược đãi cha mẹ, để lại những hình ảnh kinh hoàng khiến xã hội bất bình.
Cụ Võ Thị Dung huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được con gái chăm sóc sau khi bị vợ chồng con trai ngược đãi Ảnh: LÊ LANG
Chung tay bảo vệ giá trị gia đình Việt Nam
Dẫn lại vụ việc gây phẫn nộ lớn khi cộng đồng mạng đăng tải hình ảnh một người con gái đánh và đổ rác lên người mẹ ruột dù người con gái cũng đã trở thành bà, thành mẹ, hay một cụ già 88 tuổi ở Tiền Giang bị con trai, con dâu đánh vì già yếu, không tự chủ được việc cá nhân hoặc vụ các cháu bé bị mẹ đẻ và cậu ruột bạo hành, chăn dắt đi ăn xin rồi cậu xâm hại khiến một cháu có thai, đại biểu Hiểu cho rằng đó là những vụ việc đau lòng, không chỉ phản ánh việc vi phạm pháp luật, pháp chế, mà còn thể hiện sự băng hoại về đạo đức trong gia đình. “Do vậy, bên cạnh các giải pháp về mặt pháp lý, tôi cho rằng thời gian tới Quốc hội, Chính phủ cũng quan tâm định hình đề ra được những nghị quyết về việc tăng cường công tác giáo dục về đạo đức, truyền thống gia đình Việt Nam đến với mọi người, mọi nhà. Đây là vấn đề rất căn bản, chúng ta có thể đạt được rất nhiều những thành tựu kinh tế, nhưng khi những giá trị đạo đức, giá trị gia đình, hồn cốt Việt Nam tiếp tục không được bảo vệ, không được phát huy thì cần phải xem lại”, đại biểu Hiểu nhấn mạnh và cho rằng cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể… để chung tay bảo vệ giá trị gia đình Việt Nam.
Phải tôn trọng, đề cao giá trị của gia đình
Trao đổi với Văn Hoá, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Uỷ viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - Phó Chủ nhiệm Ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết, bên cạnh các vụ việc về bạo lực, những vụ xâm hại trong gia đình gây bức xúc dư luận thời gian qua, bản thân
ông cũng nhận được nhiều đơn thư của cử tri như cha mẹ tố cáo bị con cái hành hạ, ngược đãi, bố đẻ đang tâm xâm hại con gái…
“Với những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình hoặc những vụ xâm hại liên quan đến người thân trong gia đình, nhiều khi rất khó xử lý bởi quan điểm của người Việt là “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”. Chính vì câu nói cửa miệng này mà “gia đình” trở thành một phạm trù cần được khu trú, những bí mật của gia đình thì phải tìm cách “đóng cửa bảo nhau”. Thậm chí vợ phát hiện ra chồng xâm hại con nhưng không dám nói bởi vì nói như thế thì khác nào “vạch áo cho người xem lưng”, “xấu chàng, hổ ai” rồi ảnh hưởng đến các con. Vì thế những câu chuyện về bạo lực, xâm hại trong gia đình nhiều khi bị giấu giếm. Phải đến khi cực chẳng đã thì mới bị lộ, lọt ra ngoài và bị xử lý. Thêm vào đó, về mặt tâm lý, người ta luôn nghĩ rằng việc gia đình sao quan trọng bằng việc của xã hội trong khi gia đình được xem là tế bào của xã hội. Tế bào mà không tồn tại thì xã hội không tồn tại, tế bào bệnh tật hoặc ung thư thì phá huỷ cả cơ thể, phá hủy cả xã hội”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Từ phân tích đó, Phó Chủ nhiệm Ban Dân nguyện của Quốc hội nhấn mạnh, muốn phòng chống bạo lực, xâm hại trong gia đình cần phải giáo dục ý thức tôn trọng chính bản thân mình, ý thức tôn trọng và đề cao những giá trị gia đình, đạo lý truyền thống của dân tộc, làng bản, vùng quê, tăng cường các buổi sinh hoạt về chính trị, pháp lý để nâng cao nhận thức trong các khu dân cư, để người dân hiểu rõ gia đình là vấn đề hệ trọng chứ không phải là chuyện riêng trong mỗi người, mỗi gia đình. “Bên cạnh đó cần phải có chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong gia đình như xử lý vi phạm hành chính người không tố giác việc xâm hại hay bạo lực gia đình. Các dòng họ, làng, bản, ấp, các tổ chức nhất là Hội phụ nữ, tổ công tác mặt trận, đoàn thanh niên, nhà trường và xã hội cũng cần phải tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời những vụ việc đau lòng”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Cần có giải pháp, biện pháp kịp thời và quyết liệt
Nêu rõ sự gia tăng của một số loại tội phạm nghiêm trọng như hiếp dâm tăng 13,51%, đặc biệt trong đó là hiếp dâm trẻ em tăng 30,38%, số vụ giết người thân tăng 171,8%, tính chất mức độ nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng hơn, đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang) cho rằng những con số đó gióng lên hồi chuông về sự coi thường pháp luật, sự xuống cấp về đạo đức xã hội nghiêm trọng ở một bộ phận trong xã hội. Từ đó đại biểu Lan kiến nghị Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan hữu quan cần có đánh giá cụ thể và hiệu quả công tác phòng ngừa với các loại tội phạm, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, đồng thời có biện pháp kịp thời, mạnh mẽ, quyết liệt để đấu tranh hiệu quả trong thời gian tới.
THU SÂM
顶: 6踩: 81346
【ty le ca cuoc chau a】Bạo lực gia đình: Không phải là chuyện riêng của mỗi nhà
人参与 | 时间:2025-01-11 06:40:13
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Bảo vệ người già, trẻ em ngày lạnh
- Giá vàng hôm nay 17/2: Tiếp đà giảm về mốc 67,15
- Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam làm trợ lý ngoại trưởng
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Nông nghiệp bền vững
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel ra khuyến cáo mới với người dân Liban
- Bầu cử Đức kịch tính, đảng của Angela Merkel nguy cơ thua sát nút
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- Đảm việc hậu phương, giỏi việc tiền tuyến
评论专区