当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định armenia】Công nghệ số Việt: Sự chuyển đổi mang tính sống còn

Báo Cà Mau(CMO) Mỗi xã hội phát triển đều cần những cú hích đủ lớn và những yếu tố thay đổi mang tính bước ngoặt. Thời gian cách ly toàn xã hội và sau đó là hạn chế đi lại, tiếp xúc trực tiếp để phòng, chống dịch Covid-19 có thể được xem là “thời điểm vàng” để các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số.

Công chức “mùa dịch”

Trước đây, thời gian làm việc của mỗi công chức thường giới hạn 8 tiếng trong ngày và được tính bằng việc có mặt tại đơn vị. Hiện nay, với việc cách ly toàn xã hội 15 ngày chính là thời điểm quan trọng để tất cả các đơn vị hành chính Nhà nước phát huy hiệu quả làm việc trực tuyến qua môi trường mạng.

Những đơn vị ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong xử lý, điều hành công việc qua kênh điều hành tác nghiệp, chữ ký số..., công chức làm việc “24/7”, sẵn sàng xử lý việc 24 giờ trong 7 ngày để đảm bảo bộ máy Nhà nước vận hành thông suốt. Công văn đến sẽ được xử lý trên kênh điều hành, giao việc cho từng bộ phận. Bên cạnh đó, để đảm bảo thời gian xử lý đối với các công văn khẩn, hoả tốc, tin nhắn được tiếp tục báo đến cá nhân thụ lý hồ sơ. Chuyển đổi số để đảm bảo mọi hoạt động thông suốt trong thời gian cách ly toàn xã hội trở thành yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc và mang tính sống còn.

Mỗi xã hội phát triển đều cần những cú hích đủ lớn và những yếu tố thay đổi mang tính bước ngoặt. Đây có thể được xem là “thời điểm vàng” để các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quyết tâm thực hiện chuyển đổi số.

Mặc dù chúng ta hạn chế trò chuyện trực tiếp, tương tác trực tiếp nhưng chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội nhiều hơn để phục vụ yêu cầu công việc và nhu cầu cá nhân. Thay vì đến quán ăn, chúng ta gọi đồ ăn về nhà và làm việc trên mạng thay vì đến văn phòng. Các nền tảng, ứng dụng dịch vụ phục vụ chăm sóc sức khoẻ người dân từ xa, kết nối bác sĩ, giảm tải cho các cơ sở khám bệnh cũng được tăng cường. Để giúp người dân nắm bắt được đầy đủ thông tin, các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh từ Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập đoàn và các công ty lớn về công nghệ Việt Nam nhanh chóng xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin nhằm giải quyết các vấn đề nóng hiện nay, tạo công cụ đắc lực giúp nhà quản lý và người dân chủ động phòng tránh dịch hiệu quả. Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI vừa bổ sung tính năng mới "Quét mã QR" giúp người dùng chia sẻ tình trạng sức khoẻ của bản thân với người xung quanh và kiểm tra sức khoẻ người đối diện. 

Đối với tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tổ chức họp, làm việc trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo sự thông suốt, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Văn phòng UBND tỉnh (trực tiếp là Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh), UBND các huyện, thành phố tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đối với những thủ tục hành chính chưa đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thì tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký nộp và nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích để hạn chế việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 (trừ những thủ tục hành chính phải thẩm định yếu tố chuyên môn, kỹ thuật).

Giãn cách xã hội được xem là "thời điểm vàng" để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Ảnh: Thanh Chi

Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh bố trí nhân sự trực tổng đài (0290) 2220066 - 2220077 để hướng dẫn tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính công ích; chủ động phối hợp với cán bộ đầu mối của các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã bảo đảm cho việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thông suốt, đúng quy định.

Thay đổi tư duy, xác định lộ trình thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số 

Việc "không tiếp xúc" trong bối cảnh hiện nay nên được hiểu là chúng ta cần các ứng dụng hỗ trợ như nhà thông minh, mua sắm trực tuyến, các dịch vụ sửa chữa, giúp việc trực tuyến. Mỗi người có thể trao đổi, hội họp trực tuyến, sử dụng các công cụ quản trị số, các dịch vụ lưu trữ dữ liệu, văn phòng trực tuyến, ứng dụng giáo dục trực tuyến...

Chính vì vậy, ngày 25/3/2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-BTTTT phát động Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chỉ thị thứ 2 mà Bộ trưởng chỉ đạo toàn ngành thông tin - truyền thông cùng vào cuộc phòng, chống dịch Covid-19.

Để vượt qua thách thức, phát triển và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống, khởi tạo cuộc sống số, tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể như: Phát triển môi trường làm việc số phục vụ nhu cầu công việc, phát triển hệ thống y tế số phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, phát triển hệ thống đào tạo số phục vụ nhu cầu học tập, phát triển hệ thống tiện ích số phục vụ nhu cầu sinh hoạt; phát triển hệ thống nội dung số phục vụ nhu cầu giải trí; phát triển nền tảng số cung cấp dịch vụ vận chuyển; phát triển hệ thống nhà máy thông minh phục vụ sản xuất; phát triển các nền tảng thanh toán số; phát triển các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng; phát triển cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số Việt Nam...

Trên xã hội số, chúng ta cũng cần được bảo vệ như chính chúng ta trong xã hội thật. Do đó, cần phát triển các giải pháp, ứng dụng, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, các giao dịch điện tử, xử lý thông tin sai sự thật (fake news).

Một xã hội phát triển không thể thiếu các hoạt động thanh toán và giao dịch tiền tệ. Đây là cơ hội xuất hiện để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục số, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử và kinh tế số. Công nghệ phát triển giúp các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra thuận tiện và an toàn hơn. Chuyển đổi số cũng giúp các nhu cầu sinh hoạt được đảm bảo. Do đó, để chuyển đổi số thành công, cần sự thay đổi tư duy và quyết tâm chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa thực hiện công cuộc chuyển đổi số, khởi tạo cuộc sống số, tạo động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

Minh Trí

分享到: