游客发表
Tỷ phú chân đất
Năng động,m gibảng xếp hạng bong da nhạy bén, nắm bắt thị trường để chuyển đổi cách làm, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích là những điều nhà nông Đặng Xuân Trinh tâm niệm. Xã Thanh Lương được biết đến là địa bàn nuôi gà lớn nhất thị xã Bình Long. Do chăn nuôi tự phát, cung vượt cầu, nhiều hộ phải “treo” chuồng vì gặp khó. Ông Trinh thì khác, ông nuôi gà theo cách riêng. Trên 2 ha đất trồng điều 3 năm tuổi, ông nuôi 20 ngàn con gà Bình Định, có thời điểm nuôi nhiều gấp đôi. Ông chia vườn thành 6 khu và nuôi gối đầu nhiều lứa. Mỗi lứa nuôi khoảng 3 tháng, trọng lượng gà đạt 1,7-2kg/con sẽ xuất bán. Chuồng trại đầu tư theo hướng bán công nghiệp, cách ly khu dân cư để tránh lây lan mầm bệnh.
Ngoài nguồn thu chính từ nông nghiệp, ông Đặng Xuân Trinh (phải) ở ấp Thanh Hưng còn kinh doanh đa lĩnh vực, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm
Nhờ chuyển đổi cây - con giống phù hợp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nên xã Thanh Lương có 1.780/3.560 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Xã đã thành lập hợp tác xã nuôi gà, heo, trồng tiêu, cây ăn trái, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài 30 ha bưởi da xanh đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, 4 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP, 20 cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu nhãn tiêu da bò tại ấp Thanh An và phối hợp Sở Khoa học - Công nghệ xây dựng nhãn hiệu tập thể gà thả vườn Thanh Lương. |
Không phụ thuộc thương lái, ông Trinh chủ động tìm đầu ra nên lứa gà nào cũng có lãi cao. Trong khi nhiều người nuôi gà điêu đứng về đầu ra, dịch bệnh thì trại gà của gia đình ông Trinh được xem là địa chỉ uy tín với giá bán ổn định 50-70 ngàn đồng/kg tùy thời điểm. Có kinh nghiệm trên 5 năm nuôi gà, ông Trinh cho rằng: Gà Bình Định là giống thuần chủng nên phù hợp với mọi điều kiện, khí hậu ở Thanh Lương. Chọn giống chất lượng từ nơi cung cấp uy tín, gà có sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, thịt dai, thơm và ngọt tương đương thịt gà ta nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ông Trinh còn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật và mới đây đầu tư xây nhà yến hàng tỷ đồng. “Trồng trọt phải kết hợp chăn nuôi mới cho thu nhập cao và không lãng phí công lao động. Tôi cũng xác định, muốn làm giàu từ chăn nuôi phải mạnh dạn đầu tư và nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng thì mới thành công. Ngoài nguồn thu chính từ nông nghiệp, tôi còn hướng tới kinh doanh đa lĩnh vực, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp, nắm bắt thông tin thị trường chứ không ngồi chờ vận may giá cả, thời tiết” - ông Trinh chia sẻ.
không ngại khó
Tốt nghiệp Trường trung cấp thú y Hưng Yên năm 2010, anh Đỗ Văn Thương (30 tuổi) ở ấp Thanh Bình quyết định khởi nghiệp từ nuôi heo. “Gia đình có truyền thống nuôi heo, nhưng chỉ nuôi vài con heo thịt theo hình thức kinh tế hộ. Sau này tôi nhận thấy chăn nuôi nhỏ lẻ phát sinh nhiều rủi ro, giá cả phụ thuộc vào thương lái nên quyết định đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo với quy mô lớn theo hướng bán công nghiệp. Trang trại được xây dựng 4 khu riêng, có chế độ chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn gồm: Heo mới cai sữa, heo nhỡ, chuẩn bị xuất chuồng và heo nái. Trong mỗi chuồng đều có hệ thống chống nóng, máng ăn tự động, rãnh tắm, sân vận động giúp heo chắc thịt” - anh Thương cho biết.
Anh Đỗ Văn Thương ở ấp Thanh Bình đang chăm sóc đàn heo của gia đình
Nhằm giảm khâu trung gian, anh Thương liên hệ với doanh nghiệp cung cấp cám ở Bình Dương với giá ưu đãi từ 30-40 ngàn đồng/bao. Một con heo đến khi xuất bán ăn khoảng 8 bao cám. Nhờ vậy, dù giá heo thời gian qua giảm, anh vẫn giữ đàn nhờ đầu vào giảm. Hiện giá heo đang nhích dần lên 46-48 ngàn đồng/kg, anh bắt đầu tăng đàn và trại heo luôn duy trì trên 1.000 con với 130 heo nái, còn lại là heo thịt. Mỗi tháng xuất bán bình quân 200 con, mỗi con khoảng 1 tạ, giúp anh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Kết hợp nuôi heo, anh Thương còn xây dựng hệ thống phát điện chạy bằng khí biogas trị giá hàng trăm triệu đồng. Việc đầu tư này giúp anh xử lý nguồn phân để sản xuất phân vi sinh, tránh phát tán mùi hôi ra môi trường.
Nhờ biết tính toán hợp lý, khoa học, anh Đỗ Văn Thương (bìa trái) ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương (Bình Long) đã thành công từ nuôi heo khép kín
Ông Dương Hữu Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lương cho biết: Anh Đỗ Văn Thương là điển hình tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vượt khó của thanh niên nông thôn. Trong xây dựng nông thôn mới, xã Thanh Lương đã khuyến khích người dân học hỏi, áp dụng mô hình chăn nuôi heo theo quy trình khép kín như của anh Thương để nâng cao thu nhập.
Khai thác lợi thế sẵn có để nâng tầm các sản phẩm của địa phương là cách mà xã nông thôn mới Thanh Lương đang thực hiện đã giúp nông dân xóa bỏ tư duy làm ăn cũ, giải phóng sức lao động, đem lại lợi nhuận cao trên cùng diện tích đất.
Ngân Hà
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接