当前位置:首页 > La liga > 【bxh duc 3】Phát triển công trình xanh: Chìa khóa ứng phó biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững

【bxh duc 3】Phát triển công trình xanh: Chìa khóa ứng phó biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững

2025-01-11 00:10:59 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Thời gian gần đây,áttriểncôngtrìnhxanhChìakhóaứngphóbiếnđổikhíhậuhướngtớipháttriểnbềnvữbxh duc 3 Việt Nam phải hứng chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó, cơn bão Yagi tại miền Bắc vào tháng 9/2024 là minh chứng rõ nét. Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu rủi ro cao nhất từ BĐKH trong 30 năm tới. Trước bối cảnh này, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách nhằm phát triển công trình xanh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và ứng phó với BĐKH.

Theo thống kê, đến hết quý III/2024, Việt Nam có khoảng 500 công trình xanh, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 12 triệu m². Các loại hình công trình xanh ngày càng đa dạng, từ tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện đến các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Công trình xanh không chỉ giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng mà còn mang lại môi trường sống lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam đang gặp những rào cản lớn như: thiếu chứng nhận vật liệu xanh, nhân lực chuyên sâu, nhận thức hạn chế từ chủ đầu tư và người sử dụng, cũng như khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn xanh.

Công trình hiệu suất cao (HPB) là bước tiến mới trong phát triển công trình xanh. HPB không chỉ tối ưu hóa hiệu quả năng lượng và tiết kiệm nước mà còn tích hợp các giải pháp giám sát thông minh, giúp quản lý tài nguyên hiệu quả. Các giải pháp như thiết kế tích hợp, sử dụng vật liệu tái chế, lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo giúp HPB không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giảm chi phí vận hành. Những tòa nhà như Infosys Crescent ở Ấn Độ đã chứng minh thiết kế thông minh có thể giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng mà không làm tăng chi phí xây dựng.

Công trình xanh là chía khóa ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để thúc đẩy công trình xanh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) Lê Thị Bích Thuận đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm sau:

Hoàn thiện khung pháp lý: Chính phủ cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể để hỗ trợ công trình xanh, bao gồm định nghĩa rõ ràng, tiêu chuẩn và chính sách ưu đãi. Việc nâng cấp các quy chuẩn xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thiết kế, thi công và vận hành công trình xanh.

Đẩy mạnh tuyên truyền và đào tạo: Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về lợi ích công trình xanh là cần thiết. Bên cạnh đó, cần đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao và khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại như xây dựng mô hình thông tin điện tử (BIM) để phân tích năng lượng.

Tối ưu hóa thiết kế và sử dụng tài nguyên: Các công trình xanh cần được thiết kế bền vững, tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công và vận hành cũng phải được đảm bảo.

Tiếp cận nguồn vốn xanh: Chính phủ và các tổ chức tài chính cần tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh, nhằm đầu tư vào công nghệ hiện đại và thực hiện các dự án công trình xanh.

Trong bối cảnh BĐKH ngày càng nghiêm trọng, việc phát triển công trình xanh không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp tất yếu. Sự kết hợp giữa thiết kế sáng tạo, công nghệ tiên tiến và sự đồng thuận từ các bên liên quan sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp này không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của BĐKH mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững trong tương lai.

Duy Trinh(t/h)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读