您的当前位置:首页 > World Cup > 【giải ngoại hạng bồ đào nha】Thương mại điện tử bán lẻ: Chỉ tăng ‘chiều rộng’, chưa có ‘chiều sâu’ 正文

【giải ngoại hạng bồ đào nha】Thương mại điện tử bán lẻ: Chỉ tăng ‘chiều rộng’, chưa có ‘chiều sâu’

时间:2025-01-10 21:46:44 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Tố UyênĐây là nội dung chủ yếu được đưa ra tại Diễn đàn bán lẻ 2016 với chủ giải ngoại hạng bồ đào nha

ban le

Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Tố Uyên

Đây là nội dung chủ yếu được đưa ra tại Diễn đàn bán lẻ 2016 với chủ đề “Thương mại điện tử,ươngmạiđiệntửbánlẻChỉtăngchiềurộngchưacóchiềusâgiải ngoại hạng bồ đào nha công nghệ di động với ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam” do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức sáng nay, ngày 8/12 tại Hà Nội.

Sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2020

Theo số liệu được đưa ra tại diễn đàn, năm 2015, tổng doanh thu của thương mại điện tử ở nước ta đạt 4,07 tỷ USD (tăng gấp 5 lần so với năm 2012), trung bình tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 20%/năm.

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, với tốc độ phát triển hiện nay, đến năm 2020, TMĐT Việt Nam có thể sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD, chiếm 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Đây cũng chính là mục tiêu Chính phủ đã đặt ra. “Con số này là mục tiêu tương đối cao nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Đặc biệt, điểm sáng nhất của TMĐT là tiếp thị trực tuyến, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 1,8 tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) dẫn chứng thêm, trên thế giới hiện nay, doanh thu TMĐT trong toàn ngành bán lẻ tại các thị trường phát triển (Mỹ, Đức…) chiếm khoảng 5%, còn Việt Nam hiện đạt khoảng 3%. Nước ta có tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, tốc độ phát triển Internet trên 50%, doanh thu tiếp thị trực tuyến tăng từ 26 – gần 330 triệu USD trong giai đoạn 2010 – 2015…Tiềm năng TMĐT của Việt Nam là rất lớn và dự báo sẽ lọt top 20 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Cũng theo đại điện Vecom, các doanh nghiệp (DN) Việt rất nhanh nhạy về TMĐT và đã có sự nắm bắt nhanh chóng xu hướng phát triển của thế giới, nhất là những DN có quy mô lớn. Nước ta có 600.000 DN có pháp nhân nhưng thực tế có 2,4 triệu đơn vị đang kinh doanh bán lẻ dịch vụ, có 400.000 đơn vị đã kinh doanh qua hình thức online.

Chưa thực sự phát triển về “chiều sâu”

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh như vũ bão chỉ trong thời gian ngắn thì thị trường TMĐT nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường này chỉ mới phát triển về chiều rộng chứ chưa có chiều sâu.

Theo ông Hưng, cho đến nay dịch vụ bán lẻ trực tuyến của nước ta vẫn duy trì với hình thức “nửa vời”, tức là mua trực tuyến nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt. Theo thống kê, có đến 80% người mua sắm trực tuyến Việt Nam vẫn có thói quen đặt hàng qua mạng và trả tiền mặt khi nhận hàng. Bản thân hình thức thanh toán này là cản trở đối với việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh TMĐT ở nước ta. “Chúng ta chưa có sự song hành về việc mua hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến nên hoạt động TMĐT chưa hoàn thiện”, ông Hưng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đánh giá, điều đáng nói ở đây là những chuyển biến tích cực về TMĐT trong vài năm qua lại chỉ đến từ DN có quy mô lớn, còn đại đa số DNNVV chưa thực sự tham gia vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, hiện nay thị trường TMĐT chỉ mới phát triển rầm rộ tại các đô thị, các thành phố, còn khu vực nông thôn với tiềm năng không kém thì dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Theo phân tích của các chuyên gia, khu vực nông thôn với hơn 65 triệu người sinh sống, hiện có 1,3 triệu cửa hàng truyền thống, chiếm 85% doanh thu của ngành bán lẻ và đóng góp 54% tổng doanh số ngành bán lẻ…là một phân khúc rất màu mỡ cần được hướng đến khai thác trong tương lai gần. Bởi lẽ, vươn được đến thị trường nông thôn, ngành bán lẻ cũng như TMĐT sẽ “nắm trong lòng bàn tay” những mục tiêu phát triển đến năm 2020.

Trước tình hình thực tiễn đó, vấn đề đặt ra cấp bách đối với các DN Việt Nam, đặc biệt là khu vực DNNVV là cần nhanh nhạy nắm bắt được xu thế của thời đại, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để nhanh chóng có chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh thông qua TMĐT./.

Tố Uyên