【kết quả bóng đá quốc gia tây ban nha】Liên Hiệp Quốc cảnh báo gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:40:13

Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo dịch Covid-19 sẽ làm gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực ở nhiều quốc gia.

Người vô gia cư nhận thức ăn từ một chương trình cứu trợ dành cho người nghèo ở Hyderabad,ệpQuốccảnhbogiatăngtnhtrạngmấtanninhlươngthựkết quả bóng đá quốc gia tây ban nha Ấn Độ. Ảnh: AFP

Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực của LHQ vừa công bố đã nêu rõ sự mất an ninh lương thực đã gia tăng từ năm 2019 và dịch Covid-19 sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Theo đó, trong năm 2019 có 135 triệu người ở 55 quốc gia phải sống trong tình trạng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng hoặc cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Con số này đã tăng thêm trên 20 triệu người và cao nhất trong 4 năm LHQ thực hiện báo cáo. Đây là hệ lụy của các cuộc xung đột ở nhiều quốc gia, cú sốc kinh tế và các yếu tố liên quan đến thời tiết như hạn hán, mưa lũ, nước biển dâng…

Đáng quan ngại hơn là chỉ sau vài tháng dịch Covid-19 hoành hành, hàng chục ngàn người đã thất nghiệp và khoảng 183 triệu người khác có nguy cơ rơi vào khủng hoảng lương thực. LHQ cũng cảnh báo rằng đại dịch có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với hàng trăm triệu người vốn đang sống trong tình trạng mất an ninh lương thực nói trên.

Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ cảnh báo, năm 2020 số người rơi vào nghèo đói sẽ tăng gấp đôi do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo đó, sẽ có 135 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở mức độ khủng hoảng hoặc tệ hơn. Nếu cộng với 821 triệu người hiện đang đói dài hạn, viễn cảnh này có thể sẽ đẩy hơn 1 tỉ người vào các tình huống vô cùng thảm khốc.

Trong một diễn biến liên quan, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng các nước nghèo phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch Covid-19 sẽ cao hơn bởi sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng. Do vậy việc cần làm là “nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu và tránh các hàng rào nhập khẩu không cần thiết và tăng cường các kho dự trữ”.

Trong khi đó, nhiều quốc gia đã tạm ngưng xuất khẩu lương thực làm cho tình trạng thiếu lương thực càng trở nên trầm trọng hơn. Điển hình như Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã quyết định cấm xuất khẩu sản phẩm này cùng với một số mặt hàng nông sản khác như cà rốt, đường, khoai tây. Serbiacũng đã ngưng xuất khẩu dầu hướng dương và sản phẩm khác. Ấn Độ: xuất khẩu gạo bị đình trệ do “đóng cửa biển”. Malaysia: hạn chế xuất khẩu dầu cọ... Philippines, Indonesiacho rằng lưu trữ gạo của họ chỉ được 3 tháng. Một số quốc gia có tiềm năng lúa gạo lớn khác cũng giảm hạn ngạch xuất khẩu. Mặt khác, việc đóng cửa biên giới cũng gây trở ngại không nhỏ cho nguồn lương thực đi và đến các nước có nhu cầu. Điều này vô hình trung đã làm cho lương thực rơi vào tình cảnh “cung thiếu cầu”.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng An ninh Lương thực của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mariam bint Mohammed Almheiri đã hối thúc các nước hợp tác để duy trì các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực các nước G20 cũng đã nhất trí rằng các biện pháp khẩn cấp nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19 không được tạo ra “những rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại cũng như phá vỡ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu”.

Giới phân tích nhận định, khủng hoảng an ninh lương thực đã và đang xảy ra và tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn nếu các quốc gia liên quan không đồng thuận đề ra giải pháp tháo gỡ.

HN tổng hợp

顶: 92踩: 66