游客发表

【lich thi dau bd】Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ

发帖时间:2025-01-10 21:43:08

VHO - Ngày 8.11,ưunhânchứnglịchsửĐoànCảilươngNamBộlich thi dau bd Bảo tàng TP.HCM tổ chức Tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa”. Chương trình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết, đồng thời hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 1
Các nghệ sĩ lão thành, cũng là những nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” chia sẻ tại tọa đàm

Tọa đàm nhằm mang đến những góc nhìn sâu sắc về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc cổ vũ tinh thần kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tọa đàm gồm 3 phần: Sự ra đời của Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ; Những đóng góp của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ; Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình với sự tham gia của NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM; NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM; TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử TP.HCM, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có NSND Thanh Vy, NSƯT Phi Điểu, NSƯT Văn Hai, các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên cùng các đoàn viên thanh niên và sinh viên.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 2
NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM chia sẻ tại chương trình

Sau Hiệp định Genève năm 1954, những chuyến tàu Tập kết đã chở hơn 200.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, thiếu niên từ miền Nam ra miền Bắc trong đó có trên 100 văn nghệ sĩ đã rời miền Nam ra miền Bắc tập kết.

Năm 1956, Đoàn Cải lương Nam Bộ được thành lập trên cơ sở tách ra từ Đoàn Văn công Nam Bộ. Đây là nơi tập trung nhiều soạn giả, đạo diễn, họa sĩ, diễn viên giỏi nghề và nhiệt tâm đã tạo nên những tác phẩm gây được tiếng vang như: Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm, Khuất Nguyên, Nàng tiên mẫu đơn, Thạch Sanh, Võ Thị Sáu, Máu thắm đồng Nọc Nạn...

Với sức ảnh hưởng của mình, Đoàn đã trở thành ngôi sao sáng đem lời ca, tiếng hát đậm chất Nam Bộ phục vụ nhân dân trên đất Bắc… Sau năm 1975, một số nghệ sĩ trong Đoàn vào Nam và trở thành nòng cốt để xây dựng Nhà hát Ca kịch Cải lương Trần Hữu Trang ở TP.HCM.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 3
NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang

Tọa đàm ôn lại thời kỳ hào hùng của nền nghệ thuật nước nhà, khi những làn điệu cải lương Nam Bộ đã trở thành ngọn lửa tinh thần, động viên và cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Thông qua những chia sẻ của các nghệ sĩ, chuyên gia, thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời tôn vinh những đóng góp to lớn của các nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.

Đạo diễn Thanh Hạp tập kết ra Bắc tháng 12.1954, là người có công trong việc xây dựng Nhà Truyền thống Cải lương Nam Bộ tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 4
Một số tư liệu về sân khấu cải lương được NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch lưu giữ, hiện tặng cho Bảo tàng TP.HCM

Ông là thành viên trụ cột của Đoàn Cải lương Nam Bộ - chiếc nôi nghệ thuật được hợp thành từ nguồn diễn viên của các đoàn văn công và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ: Đoàn Văn công liên khu miền Đông, Đoàn Văn công Ngũ Yến.

Tại chương trình, đạo diễn Thanh Hạp đã chia sẻ về bối cảnh hình thành nên Đoàn Văn công Nam Bộ và sau đó là Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Tương tự, NSƯT Ca Lê Hồng tập kết ra Bắc năm 1954 khi cô chỉ mới 15 tuổi. Bà từng tham gia rất nhiều buổi biểu diễn của Đoàn văn công Nam Bộ. Tại họp mặt,  NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về kỷ niệm từ những ngày đầu tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ.

NSƯT Lê Thiện bắt đầu theo Đoàn Văn công Quân đội Nam Bộ đi hát cho đồng bào chiến sĩ từ khi mới hơn 11 tuổi. Tới năm 1979, bà biểu diễn ở chiến trường Campuchia, vừa động viên chiến sĩ, vừa là "ngoại giao văn hóa”…

Đến với chương trình, NSƯT Lê Thiện chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động, nói về cơ duyên đưa bà tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ từ khi còn là một cô bé… Cùng với đó, bà chia sẻ những khó khăn, thử thách cũng như sứ mệnh của các diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ thời bấy giờ.

NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn, tập luyện và xây dựng những vở diễn đầu tiên của Đoàn Cải lương Nam Bộ từ những ngày đầu trền đất Bắc.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 5
TS Nguyễn Thị Hậu chia sẻ những kỷ niệm về cha - ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ,

Trong những cuộc chiến gian khổ, ý chí chiến đấu của các chiến sĩ dù là ở mặt trận nào cũng rất cần sự động viên. Và một trong những sự động viên lớn cho các diễn viên trong Đoàn Cải lương Nam Bộ đó là sự quan tâm, yêu mến của khán giả, của nhân dân và đặc biệt là từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tại tọa đàm, các nghệ sĩ lão thành đã chia sẻ những kỷ niệm vô cùng xúc động những cũng đầy ý nghĩa của các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ với Bác Hồ kính yêu.

TS Nguyễn Thị Hậu là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về khảo cổ học, đặc biệt là khảo cổ học Nam Bộ cũng như có nhiều đóng góp cho lĩnh vực di sản của TP.HCM. Bà là con gái ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM.

TS Hậu đã có một giai đoạn tuổi thơ gắn liền với Đoàn Cải lương Nam Bộ, tại buổi họp mặt, bà đã chia sẻ những kỷ niệm về ba của mình cũng như những cô chú trong Đoàn Cải lương Nam Bộ…

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 6
Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM

Từ những chia sẻ của các khách mời, đã giúp khán giả, nhất là các bạn trẻ hiểu thêm về ý nghĩa cũng như vai trò của Đoàn Cải lương Nam Bộ nói riêng và nghệ thuật Cải lương nói chung đến đời sống văn hóa tinh thần của quân và dân trong giai đoạn khốc liệt thời kháng chiến

Không chỉ trong kháng chiến chống Mỹ, mà sau giải phóng, Đoàn Văn công Nam Bộ quay trở lại phía Nam và tiếp tục cống hiến cho hoạt động văn nghệ ở nơi đây, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, tạo động lực cho người dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nghệ sĩ cũng đã có những chia sẻ về những động lực để các diễn viên có thể bám trụ với nghề, tiếp tục cống hiến những đêm diễn ý nghĩa dành cho nhân dân. NSƯT Ca Lê Hồng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn cũng như truyền lửa đến các diễn viên trẻ trong giai đoạn hiện nay…

Các khách mời nêu thực trạng của nghệ thuật Cải lương hiện nay cũng như đưa ra những định hướng để góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 7
NSƯT Lê Thiện và NS Thanh Hạp hát lại một lớp trong vở diễn đã từng thể hiện thành công trước đây ở Đoàn Cải lương Nam Bộ

Trong thời gian qua, Bảo tàng TP.HCM vinh dự nhận được nhiều tài liệu, hiện vật từ các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập, các cộng tác viên trao tặng, trong đó có những tư liệu, hiện vật về Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ. 

Bà Đoàn Thị Trang - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM cho biết, thực hiện định hướng của TP.HCM về bảo tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật Cải lương, Bảo tàng TP triển khai công tác sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Đầu năm 2024, Bảo tàng đã tiếp nhận 243 hiện vật, tư liệu của TS Nguyễn Thị Hậu gửi tặng. Nhóm hiện vật gồm Huân chương kháng chiến, Huy chương Hội diễn sân khấu và Huy hiệu văn hóa của ông Nguyễn Ngọc Bạch; giấy tờ cá nhân; các bản viết tay, bài viết, tờ quảng cáo về âm nhạc, sân khấu cải lương; sách, tài liệu về nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhóm tư liệu ảnh của ông Nguyễn Ngọc Bạch về hoạt động của Đoàn Cải lương Nam bộ và Đoản Kịch nói Nam bộ (tiền thân là văn công Nam Bộ), ảnh một số nghệ sĩ Sài Gòn, từ 1957 – 1984.

Hướng tới bảo tồn và phát huy giá trị bộ sưu tập hiện vật tư liệu của gia đình TS Nguyễn Thị Hậu, bước đầu Bảo tàng TP.HCM sẽ số hóa mảng tư liệu hình ảnh để bổ sung trưng bày trong phòng trưng bày cố định “Văn hóa - Nghệ thuật”.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 8
Bà Đoàn Thị Trang trao hoa và bảng ghi nhận cám ơn đến TS Nguyễn Thị Hậu đã đóng góp hiện vật cho sự phát triển của Bảo tàng TP.HCM

Thời gian sắp tới Bảo tàng tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kịch bản, vở diễn tiêu biểu của Đoàn như Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm…Tư liệu, hình ảnh liên quan đến các thành viên của Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ trong thời gian hoạt động ở miền Bắc để hướng tới trưng bày chuyên đề riêng đối với Nghệ thuật Cải lương Nam Bộ.

Bà Trang cho biết Bảo tàng mong muốn sẽ có những trưng bày về các tư liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến Đoàn Cải lương Nam Bộ. Đây cũng là một trong những hoạt động mà Bảo tàng TP.HCM hướng đến trong công tác giáo dục truyền thống, định hướng cho thế hệ trẻ về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật.

    热门排行

    友情链接