【kết quả chi lê】Cải thiện các chỉ số
');this.closest('table').remove();"> |
Trong công tác CCHC, sự hài lòng của người dân là yếu tố quan trọng |
Có 3 chỉ số liên quan đến cải cách hành chính đó là: Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).
Theo đó, kết đánh giá, xếp hạng năm 2022 của tỉnh lần lượt như sau: Chỉ số PAPI đạt 45,38/80 điểm, xếp vị thứ 5/63 tỉnh, thành phố (giảm 2,68 điểm và giảm 4 bậc so với năm 2021); chỉ số PAR INDEX đạt 86,55/100 điểm, xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố (giảm 2,77 điểm và giảm 15 bậc so với năm 2021); chỉ số SIPAS xếp thứ 40 toàn quốc (giảm 0,94 điểm, giảm 23 bậc so với năm 2021).
Đối với PAPI, chỉ số này được đánh giá trên 8 chỉ số nội dung (trong đó, có 28 nội dung thành phần và 120 chỉ tiêu chính); được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 240 người dân tại 12 thôn, tổ dân phố thuộc 6 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Từ vị thế dẫn đầu, thứ hạng của tỉnh giảm đến 4 bậc. Đáng chú ý, trong 28 nội dung thành phần, 22 nội dung có số điểm giảm và giảm bậc so với năm 2021; đặc biệt, “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền”, “Giáo dục tiểu học công lập” có điểm số giảm nhiều nhất, lần lượt là 0,26 và 0,25 điểm; “Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử” và “Dịch vụ làm thủ tục hành chính ở cấp xã” có thứ hạng giảm nhiều nhất, lần lượt là 55 và 47 bậc.
');this.closest('table').remove();"> |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh |
Riêng PAR INDEX, kết quả giảm ở 3/4 nhóm tiêu chí là: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh (giảm 2,74 điểm, giảm 11 bậc); kết quả đánh giá qua khảo sát người dân, tổ chức (giảm 0,94 điểm, giảm 23 bậc); kết quả khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý (giảm 0,88 điểm, giảm 8 bậc). Nguyên nhân dẫn đến thứ hạng của PAR INDEX không như mong muốn bởi mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ cơ quan hành chính Nhà nước và đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công tác CCHC của tỉnh thấp nhất, đặc biệt ở 2 nhóm: lãnh đạo cấp sở, ngành và lãnh đạo các phòng thuộc sở, ngành.
Còn sự giảm điểm của chỉ số SIPASS chỉ ra rằng, nhu cầu và mong đợi của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng cao hơn. Qua đó cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước mà tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt trong thời gian tới để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, điển hình như các vấn đề về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, nâng cao năng lực, trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,…
Ngoài nguyên nhân dẫn đến sự giảm điểm trong các chỉ số liên quan đến CCHC, cần nhìn nhận những hạn chế thuộc về trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CCHC, về các chỉ số đánh giá đến người dân, tổ chức có hiệu quả hay chưa?...
Những hạn chế trong công tác CCHC luôn tạo ra trở lực, ảnh hưởng đến thu hút nguồn đầu tư, phát triển kinh tế địa phương và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.
Các chỉ số nói trên có thể mang tính chất tham khảo, song nó thể hiện thực chất công tác CCHC tại mỗi địa phương. Bởi vậy mà sau mỗi lần công bố, địa phương nào đạt thứ hạng cao đều rất tự hào.
Kết quả các chỉ số của tỉnh trong năm 2022 khiến các cấp chính quyền nên nhìn nhận thẳng vào vấn đề, rằng, cải thiện các chỉ số CCHC cần được quan tâm toàn diện hơn nữa.
Tại nhiều cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã dành thời gian bàn các giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách chế độ công vụ, công chức, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 4, ông Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu các sở ngành, địa phương đặc biệt lưu ý đến các chỉ số có điểm số thấp; đặc biệt lưu tâm đến trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo công tác CCHC, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, tạo sự hài lòng, niềm tin của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính.
Thực tiễn của công tác CCHC tốt hay không thì sự hài lòng của người dân là một trong những “thước đo” quan trọng. Và yếu tố con người đóng vai trò quyết định, nhất là đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận “một cửa” - họ là những người làm việc trực tiếp với dân, nên phải xây dựng đội ngũ này có đủ trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức... Cùng với đó, tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và phục vụ cho Nhân dân tốt hơn.
Chỉ ra hạn chế không phải để đó rồi…“đậy lại” mà cần nghiêm túc thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp khắc phục. Các chỉ số liên quan đến CCHC đều được các cơ quan Trung ương khảo sát công phu, đánh giá công khai. Và dù là khập khiễng, nhưng khi so sánh vị thứ qua từng năm, ai cũng nhìn nhận được nhiều điều!
相关文章
Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025 Hỗ trợ doanh nghiệp H2025-01-13Gạo Việt thêm cơ hội xuất khẩu vào Hàn Quốc từ hạn ngạch thuế quan
Trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc về việc nước này thuế hó2025-01-13Bamboo Airways và hành trình kết nối Hàn Quốc trong năm 2020
Chuyến bay quốc tế đầu tiên của sân bay Phù Cát Ngày 4/1 vừa qua, C2025-01-13Công nghệ độc đáo: Chế tạo thành công loại vàng 18 carat có thành phần nhựa
Các chuyên gia phòng thí nghiệm Viện công nghệ liên bang Thụy2025-01-13Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
"Logo chữ B và cụm từ '"Designed by Bkav. Made in Vietnam' trên mặt sau của smartphone Bph2025-01-13Người nghỉ hưu với 2,25 triệu đô la ở tuổi 28 chia sẻ bí quyết tiết kiệm
Một blogger có bút danh JP Livingston trên The Money Habit vừa thảo luận về c&aa2025-01-13
最新评论