搜索

【ketquade.net 30】Phòng ngừa rủi ro pháp lý, thu hút đầu tư thương mại Việt Nam

发表于 2025-01-10 00:06:10 来源:Empire777
Rủi ro pháp lý khiến doanh nghiệp tư nhân ít đầu tư vào các dự án lớn
Doanh nghiệp FDI mong cải thiện thủ tục hành chính,òngngừarủiropháplýthuhútđầutưthươngmạiViệketquade.net 30 môi trường kinh doanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam"

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ. Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu tới 16,7 tỷ USD từ Hàn Quốc, giảm 25,7% so với cùng kỳ, nhưng Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam.

Về đầu tư, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 16,1%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,4%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 28,2%).

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), tổng quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong quý 1/2023 chỉ đạt 474 triệu USD, tương đương 70,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án cũng giảm 9,1% so với cùng kỳ xuống còn 344 dự án, đưa Hàn Quốc, nhà đầu tư số một tại Việt Nam, xuống vị trí thứ tư - mức thấp nhất kể từ năm 2008. Hiện nay, có khoảng 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam và thương mại giữa hai nước năm ngoái đã tăng 175 lần trong 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.

Theo KOCHAM, dù bối cảnh khó khăn nhưng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Đơn cử như: Công ty Điện tử Samsung – doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam – cũng đã đầu tư thêm 20 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất, hoàn tất xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm nghiên cứu R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ cuối năm ngoái. Các công ty khác như Điện tử LG, LG Display, LG Innotek hiện đang mở rộng đầu tư để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện ô tô, thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng.

Ngoài ra, thị trường Hàn Quốc có quy mô nhập khẩu 731 tỷ USD/năm nên còn nhiều dự địa cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai. Nhưng theo các chuyên gia, khó khăn với các doanh nghiệp không chỉ ở thuế quan mà ở khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng cao cả về chất lượng và tính bền vững đối với môi trường mà phía Hàn Quốc nêu ra.

Phát biểu tại Hội thảo: “Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc - Tìm kiếm cơ hội trong nghịch cảnh” trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2023 (VAW2023) được Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8/5,/2023, ông Hong Sun, Chủ tịch KOCHAM cho rằng, để thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại hơn nữa, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường phát lý, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy phép con, giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm xúc tiến đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VIAC và Kocham, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước phòng ngừa rủi ro pháp lý trong thương mại, đầu tư.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VIAC và KOCHAM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước phòng ngừa rủi ro pháp lý trong thương mại, đầu tư.

Theo ông Hong Sun, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới nếu như môi trường đầu tư tiếp tục ổn định. Đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao và các công ty tài chính, năng lượng.

Cùng với việc tận dụng cơ hội, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC nhận định, Việt Nam, Hàn Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc là những nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tiên phong trong hội nhập và luôn có độ mở cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp 2 nước đang phải đối diện trực tiếp với những áp lực to lớn của một thế giới biến đổi khó lường.

“Các cuộc cách mạng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh bên cạnh những cơ hội cũng đặt trước các nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp nhất là những nước đang phát triển những áp lực vô cùng lớn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt…”, TS. Vũ Tiến Lộc nêu.

Vị này cũng chia sẻ thêm, rủi ro và tranh chấp luôn có xu hướng gia tăng, nên quản trị rủi ro, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp có hiệu quả phải là một năng lực cạnh tranh cốt lõi của các doanh nghiệp và các nền kinh tế. Hơn nữa, tất cả hợp đồng hợp tác đều có điều khoản về giải quyết tranh chấp, nhưng rất ít doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này và chưa biết tới một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả là trọng tài và hòa giải. Do đó, cần đưa điều khoản về vấn đề này vào hợp đồng, đây cũng là một trong những vấn đề nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo các chuyên gia tại hội thảo, bên cạnh việc phải tiếp tục đa dạng, đa phương hóa các quan hệ đối tác, bạn hàng để phân tán rủi ro, việc tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, các bạn bè thân thiết có ý nghĩa như những “bến đỗ an toàn” cho sự nghiệp kinh doanh.

Vì thế, các doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề pháp lý, hợp đồng để bảo vệ, phòng tránh rủi ro bền vững. VIAC, KOCHAM và KCAB với mạng lưới rộng lớn là các luật sư, các chuyên gia, các nhà kinh tế, các trọng tài viên am hiểu pháp luật và chuyên môn trong việc xử lý tranh chấp và tư vấn pháp luật sẽ là “điểm tựa” cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ đầu tư, thương mại.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ketquade.net 30】Phòng ngừa rủi ro pháp lý, thu hút đầu tư thương mại Việt Nam,Empire777   sitemap

回顶部