【thứ hạng của f.c. tokyo】Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Quyết tâm hoàn thành quy hoạch báo chí trong năm nay
Quy hoạch báo chí nhằm xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngQuyếttâmhoànthànhquyhoạchbáochítrongnăthứ hạng của f.c. tokyo hiện đại | |
Giảm số lượng và quy hoạch lại nhiều cơ quan báo chí | |
Thủ tướng ký phê duyệt quy hoạch báo chí |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời tại phiên chất vấn |
Trong phiên chất vấn sáng nay, 6/11, đại biểu (ĐB) Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt vấn đề, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 là chủ trương lớn, đề nghị Bộ trưởng TT&TT cho biết kết quả thực hiện và những giải pháp sắp tới.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Thủ tướng ký quyết định quy hoạch báo chí vào tháng 4/2019. Tháng 6 vừa qua, Bộ đã có báo cáo sơ kết quy hoạch báo chí sau một năm triển khai gửi Thủ tướng.
Thông báo về kết quả, Bộ trưởng TT&TT thông tin, có 33 tổ chức hội ở Trung ương có cơ quan báo, tạp chí cần quy hoạch. Đến hôm nay, đã quy hoạch xong; có 13/29 bộ, ngành phải quy hoạch báo chí, đến nay còn 2 cơ quan đã có phương án quy hoạch nhưng phải chờ hồ sơ cấp phép; có 31/63 địa phương phải quy hoạch báo chí, đến nay còn 1 địa phương thiếu hồ sơ cấp phép.
Theo lộ trình, đến hết năm nay phải thực hiện 100% quy hoạch báo chí. "Chúng tôi quyết tâm thực hiện mục tiêu này. Sau quy hoạch sẽ còn những việc khác nữa như phát triển báo chí, xây dựng cơ quan báo chí chủ lực, cơ chế hỗ trợ đặt hàng báo chí, các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Chúng tôi đang tích cực thực hiện nội dung này sau quy hoạch", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Ngoài vấn đề quy hoạch báo chí, các ĐB Quốc hội cũng đặt câu hỏi về vấn đề dịch vụ công trực tuyến với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
ĐB Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) nêu rõ: “Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020 cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 nhưng đến năm 2019 mới đạt được khoảng 10,7%. Bộ trưởng TT&TT có giải pháp đột phá gì để đạt được mục tiêu 30%, hiện trạng triển khai đến đâu?”
ĐB Tuấn đặt vấn đề "Chính phủ số khác gì với Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT có định hướng như thế nào để phát triển Chính phủ số ở Việt Nam?".
Nói về dịch vụ công trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để đạt được 30% bắt buộc phải tìm cách đột phá.
Bộ TT&TT đã có cách làm đột phá, sử dụng công nghệ số và phát triển Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến dựa trên các nền tảng. Cách làm đồng loạt, đưa các dịch vụ công lên trực tuyến cùng một lúc chứ không làm dần dần từng dịch vụ một, làm thẳng mức độ 4. Hiện nay, công nghệ cho phép làm điều này.
Với cách làm mới này, hai Bộ đạt 100% đầu tiên thí điểm là Bộ Y tế và Bộ TT&TT. Vừa qua, Bộ TT&TT đã thực hiện thí điểm với tỉnh Bến Tre. Sau đúng 3 tháng làm theo cách mới, từ 6% hiện nay Bến Tre đã đạt 100% dịch vụ công mức độ 4. Bộ sẽ cho triển khai diện rộng mô hình này.
Theo Bộ trưởng, làm dịch vụ công trực tuyến cái khó nhất là kết nối, kết nối xã với huyện, huyện với tỉnh và tỉnh với Trung ương. Rất nhiều tỉnh thiếu trục kết nối, thủ tục đầu tư chậm. Bộ TT&TT đã có sáng kiến xây dựng nền tảng trục kết nối để các tỉnh dùng nền tảng đấy như một dịch vụ. Chỉ trong 1 tuần, Bộ sẽ cung cấp trục cho các tỉnh.
Một cái khó khác của dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là thanh toán. Nếu để các tỉnh thanh toán được thì phải ký với 40 ngân hàng, rất mất công mất sức. Bộ đã hình thành hỗ trợ thanh toán trực tuyến, các tỉnh chỉ cần nối với Payoo là có thể kết nối với tất cả các ngân hàng.
Toàn cảnh phiên chất vấn |
Đặc biệt, Bộ đã “lôi kéo” các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam vào cuộc. Có một số những chậm trễ, khó khăn thì doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư trước.
“Đến ngày hôm nay, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 25% và đang tăng với tốc độ cao. Chúng tôi tin rằng hết năm nay sẽ đạt trên 30%. Với cách làm này, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng, năm 2021 sẽ kết thúc dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt 100%”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Về sự khác nhau của Chính phủ điện tử và Chính phủ số, “tư lệnh” ngành Thông tin truyền thông cho biết, Chính phủ điện tử là tin học hoá các quy trình đã có, còn Chính phủ số là cung cấp các dịch vụ mới đã được số hóa theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Chính phủ điện tử tập trung vào dịch vụ công trực tuyến, Chính phủ số chuyển mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số, hoạt động dựa trên dữ liệu và cung cấp thêm các dịch vụ mới. Chính phủ điện tử chủ yếu dùng công nghệ thông tin, còn Chính phủ số là dùng công nghệ số, nhất là công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Khác biệt cốt lõi của Chính phủ số là sử dụng dữ liệu để ra quyết định, coi dữ liệu là một tài nguyên mới, đó là chuyển đổi về cách thức, ra quyết định của cơ quan chính quyền dựa trên báo cáo bản giấy sang dữ liệu phân tích định lượng và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
Đó là sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước để người dân chỉ cần cung cấp thông tin 1 lần cho cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để cung cấp thêm các dịch vụ mới.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã triển khai đồng bộ để thúc đẩy Chính phủ số. Về mặt pháp lý, đã ban hành được nghị quyết về mở dữ liệu và kết nối dữ liệu.
Về nền tảng kết nối trục liên thông, trục quốc gia đã hoàn thành, trục kết nối của các tỉnh và cấp bộ cơ bản năm nay sẽ là 100%.
Bộ cũng khai trương cổng rất quan trọng là data.word.vn và các dữ liệu quốc gia sẽ được mở thông qua cổng này. Trên cơ sở đó, Thủ tướng sẽ ban hành quyết định về lộ trình mở dữ liệu. Bộ TT&TT đã soạn thảo xong, đang xin ý kiến các cơ quan và có thể năm nay sẽ ký được Chiến lược Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
下一篇:Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
相关文章:
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Liên tục “khất” nợ tiền mua lúa của nông dân hàng trăm tỷ, Tập đoàn Lộc Trời kinh doanh ra sao?
- Tìm kiếm hai nạn nhân mất tích do xe gom rác rớt từ cầu treo Bình Thành
- BCG Energy được chấp thuận trở thành công ty đại chúng
- 1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- Link xem trực tiếp bóng đá Olympic Việt Nam vs Olympic Mông Cổ
- Khởi tố, bắt giữ 2 đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu lớn
- Trước thềm đại hội đồng cổ đông, Địa ốc Hoàng Quân chỉ còn 2 thành viên ban quản trị
- Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- Một mốc son tự hào của A Lưới
相关推荐:
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Giải mã Olympic Iran: Chờ HLV Hoàng Anh Tuấn biến hóa
- Hơn 78 triệu cổ phiếu của Gạo Trung An được giao dịch trên UPCoM từ 31/5
- Nhựa Bình Minh dự kiến chi gần 500 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Trong vòng 45 ngày, hơn 200 cán bộ, công chức bị xử lý vi phạm nồng độ cồn
- Cử tri Hương Thuỷ kiến nghị các nội dung liên quan đến dân sinh
- APEC tăng cường các biện pháp nhận diện nhãn hiệu vi phạm
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- Đừng để “tiền mất, tật mang” khi bị dụ dỗ đầu tư chứng khoán trên mạng
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải