您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả các trận đấu đêm nay】Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm: Khai thác hết dư địa sẵn có 正文

【kết quả các trận đấu đêm nay】Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm: Khai thác hết dư địa sẵn có

时间:2025-01-25 21:01:35 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Đại lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế-cánh tay nối dài của Bảo hiểm xã hộiDự án Luật Kinh doanh kết quả các trận đấu đêm nay

Đại lý thu Bảo hiểm xã hội,ửađổiLuậtKinhdoanhbảohiểmKhaitháchếtdưđịasẵncókết quả các trận đấu đêm nay Bảo hiểm y tế-cánh tay nối dài của Bảo hiểm xã hội
Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng
Việc ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) là cần thiết
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm: Khai thác hết dư địa sẵn có

Thị trường bảo hiểm phát triển ấn tượng

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, Việt Nam đang có khoảng 11,9 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương hơn 10% dân số; 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ. Cùng với đó, hiện có khoảng 2.894 sản phẩm bảo hiểm thuộc tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm.

Tính đến nay, 73 doanh nghiệp bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã có tới hàng nghìn chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi cả nước nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng từ khâu bán hàng, chăm sóc và thực hiện bồi thường.

Theo Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết các loại hình tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến các ngành dịch vụ.

Những con số trên cho thấy thị trường bảo hiểm đang phát triển một cách ấn tượng, nhất là trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2000-2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng vượt bậc so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng được duy trì trong thời gian dài, bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới hay tác động bất lợi khác.

Trong bối cảnh đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành đã không còn phù hợp, bộc lộ một số bất cập nhất định như: không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự, một số nội dung chưa có căn cứ áp dụng trong thực tiễn như thẩm quyền, quy trình xử lý doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính. Hơn nữa, việc áp dụng hoặc tích hợp công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm; các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập; sự liên kết giữa các cơ quan quản lý trong triển khai các chương trình bảo hiểm của Chính phủ... cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, mặc dù trước đây các cơ quan soạn thảo và doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm nhưng một số quy định hiện hành của Luật chưa theo kịp với quốc tế như: quy định về phòng chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố chưa đầy đủ; điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế; mô hình quản lý tài chính lạc hậu; chưa có yêu cầu về quản trị rủi ro...

"Thời gian qua, thị trường bảo hiểm nước ta phát triển nhanh với khá nhiều sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, quy mô và các sản phẩm bảo hiểm vẫn thấp so với tiềm năng và so với mặt bằng thế giới. Việt Nam có dư địa để thị trường bảo hiểm phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng. Vì vậy, đã đến lúc cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm với những điều chỉnh pháp lý để có thể mở rộng phạm vi quản lý và bao trùm hết hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với thực tế hiện nay", ông Đinh Trọng Thịnh nhận định.

"Liều vắc xin" thể chế

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dự thảo Luật cũng góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua đổi mới cung cấp dịch vụ, phương thức kinh doanh và phương thức quản lý Nhà nước; công khai, minh bạch, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt coi trọng chất lượng và sự an toàn của thị trường; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để hình thành một hệ thống thị trường bảo hiểm đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.

Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, sau nhiều biến động kinh tế, sự sụt giảm, đứt gãy của chuỗi cưng ứng toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với nhiều điều khoản tiến bộ sẽ như “liều vaccine thể chế” giúp thị trường và cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hội nhập mới.

Ngoài ra, khi dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được ban hành với các quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ, cân bằng quyền lợi của người tham gia và người kinh doanh bảo hiểm trong thời gian tới sẽ khiến các doanh nghiệp bảo hiểm rộng lối phát triển do thị trường kinh doanh sẽ cạnh tranh công bằng hơn, sản phẩm bảo hiểm đa dạng và phong phú hơn. Khi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được bảo đảm thì nhiều người mua sẽ tin dùng.

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) gồm 8 chương, 156 điều. Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã bám vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa 7 nhóm chính sách đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 31/12/2019.