当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【xem keo nhà cái】Tín hiệu vui với hàng hóa thương hiệu Việt

Siêu thị hút hàng Việt TheínhiệuvuivớihànghóathươnghiệuViệxem keo nhà cáio đánh giá của ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, thị trường bánh kẹo phục vụ Tết ghi nhận sự bứt phá của doanh nghiệp nội cả về chủng loại, bao bì và chất lượng. Vì vậy năm nay, hệ thống siêu thị Co.op Mart của Saigon Co.op tiếp tục ưu tiên sử dụng các loại bánh, kẹo nội trong các giỏ quà Tết của mình. Đặc biệt, với chương trình "Giỏ quà Tết thuần Việt" có 100% sản phẩm bánh kẹo trong giỏ quà là thương hiệu nội địa.

Tại hệ thống siêu thị Big C, hàng Việt cũng chiếm khoảng 95% trong tổng số hàng hóa bán tại đây. Thậm chí tại hệ thống Vinatexmart, tỷ lệ hàng Việt chiếm đến 100%.

Hiên nay, tại các siêu thị, phần lớn trong giỏ quà biếu Tết, có những sản phẩm như bánh kẹo, mứt… thường có các nhãn hàng uy tín trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị và được nhiều khách hàng lựa chọn.

Còn Bánh kẹo nhập khẩu dường như bán có phần chậm hơn so với dịp cận Tết các năm trước. Nguyên do bởi bánh kẹo nội bây giờ mẫu mã đã đẹp hơn nhiều so với trước, chất lượng lại chẳng thua kém gì hàng ngoại nhập. Hơn nữa, mua hàng nội có thương hiệu đảm bảo về xuất xứ, hạn sử dụng hơn, tránh được sự nhập nhèm của nhà nhập khẩu, giá cả lại phù hợp với túi tiền của đa số người dân.

dệt vinatex
Trong hệ thống siêu thị của Vinatex, 100% là hàng Việt. Ảnh: NH

Ngoài việc chiếm lĩnh thị phần lớn tại siêu thị, hàng Việt còn vươn tay ra thị trường ngoài nước, nhắm vào thị hiếu của bà con Việt kiều mua sắm hàng hóa chuẩn bị đón Tết truyền thống. Công bố với báo chí gần đây, ban lãnh đạo Big C cho biết, đã xúc tiến xuất khẩu 4 container hàng hóa thực phẩm đặc sản Tết, bao gồm 700 chủng loại sản phẩm sang các chuỗi siêu thị thuộc Tập đoàn Casino tại Pháp, Brazil, Thái Lan… Các mặt hàng Big C xuất khẩu chủ yếu là dệt may, sản phẩm nội thất làm bằng tre, các mặt hàng thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, trái cây…

Theo số liệu điều tra do Bộ Công thương thực hiện, qua 4 năm triển khai cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đã có 71% người dân cả nước tin dùng hàng Việt. Tại thị trường TP. HCM, chuyển biến trong nhận thức của người tiêu dùng được thể hiện rõ nét. Cụ thể là nếu như năm 2009, chỉ có 32% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt Nam thì đến nay con số này đã tăng lên hơn 60% và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Chợ truyền thống - “Madein China” vẫn áp đảo

“Sức bật” của hàng Việt được thể hiện rõ tại các kênh phân phối hiện đại. Hàng Việt cũng đã tích cực vươn tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu chế xuất - khu công nghiệp. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác còn cho thấy kết quả chưa như mong muốn.

Gần đây, có hiện tượng hàng Trung Quốc núp dưới ‘vỏ’ các thương hiệu Việt đang bán chạy. Chẳng hạn như hệ thống Madein Vietnam chuyên phân phối các mặt hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam đang bị trà trộn hàng Trung Quốc, hoặc một số sản phẩm bánh kẹo Trung Quốc đưa vào nội địa cũng bị bóc thay nhãn hàng Việt. Hiện tượng trên mang 2 thông điệp trái chiều: Nó nói lên rằng, hàng Việt đã được tín nhiệm hơn hàng Trung Quốc, nhưng hành vi gian lận này cũng cần được chấn chỉnh kịp thời, để giữ được niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt.

Ở các chợ truyền thống, nhất là chợ tại các thị trấn, thị xã, phố huyện, hàng tiêu dùng như quần áo, bánh kẹo, giày dép… được bán chủ yếu là hàng có phẩm cấp thấp. Nguồn cung cấp hàng lớn nhất là từ Trung Quốc, kế đó đến hàng của các làng nghề, cơ sở tư nhân có hoặc không có nhãn mác, địa chỉ, thậm chí không có hạn sử dụng, bao bì ghi sơ sài, không có kiểm định chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sở dĩ hàng phẩm cấp thấp, xuất xứ không rõ ràng vẫn có chỗ đứng chân “vững chắc” tại thị trường nông thôn và những khu công nghiệp, đô thị nhỏ là vì thu nhập của phần đông dân cư tại đây chưa cao, việc cập nhật những thông tin về hàng hóa chưa được chú trọng, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm hầu như còn thiếu vắng, thói quen chưa thận trọng trong tiêu dùng…

Chính vì thế, hàng Việt Nam sản xuất, dù chất lượng cao, mẫu mã đẹp, nhưng vẫn chưa được người dân ở khu vực này ưa chuộng. Mỗi lần có chương trình “Hàng Việt về nông thôn”, bà con lại đến xem như mở hội, nhưng sức mua còn thấp, không nhiệt tình như mua hàng ở những hội chợ treo biển giảm giá, thỉnh thoảng vẫn được tổ chức trên huyện.

Một đại biểu trong hội nghị tổng kết 3 năm triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam lý giải rằng, việc hàng Việt chưa “bám rễ” được vào lòng tin và thói quen tiêu dùng tại khu vực nông thôn còn có lý do vì các doanh nghiệp chưa có điều kiện tổ chức mạng lưới phân phối thuận tiện cho bà con mua sắm. Khi hàng Việt về với bà con, nhiều mặt hàng được bà con ưa chuộng, nhưng bán hàng theo kiểu “chợt đến, chợt đi”, thì sau đó bà con muốn mua chính mặt hàng đó lại phải lặn lội hàng mấy chục cây ra tận trung tâm huyện, xã để tìm, nên bà con cũng nản, rồi quên luôn. Bao giờ hàng Việt thực sự bám rễ được ở thị trường chiếm tới khoảng 70% dân số cả nước - câu hỏi này vẫn đang là thách thức với các doanh nghiệp Việt.

Sau 5 năm vận động, đã thấy trong bức tranh thị trường có nhiều chỗ cho hàng Việt đứng chân. Tuy nhiên, hàng Việt mới chỉ chiếm được phân khúc người tiêu dùng là cán bộ, công chức, người có thu nhập trung bình, và tại các siêu thị là chính. Còn phân khúc khách hàng thu nhập cao, như siêu thị cao cấp thì “hàng hiệu” các nước Châu Âu chiếm ưu thế; phân khúc khách hàng thu nhập thấp, người dân khu vực nông thôn thì vẫn “chung thủy” với chợ truyền thống, nơi mà hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp tràn ngập. Trên mạng trực tuyến, tuy chưa có được con số thống kê nhưng nếu truy cập, ta có thể thấy, lượng hàng sản xuất tại Việt Nam còn “lép vế”, chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc, hàng không rõ xuất xứ.

KT

分享到: