Gạo lứt có nhiều tinh chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa
PGS. TS Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng cho biết, không nên ăn gạo lứt thường xuyên mà cần phải có bài bản khoa học. Nếu “phó thác” sức khỏe vào gạo lứt, chắc chắn sẽ nguy hiểm tới tính mạng người dùng.
Theo ông Đáng, gạo lứt đỏ được xát bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám, lớp phôi, nội nhũ bên trong. Nhờ vậy, hạt gạo chứa nhiều chất xơ và có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, có ích cho cơ thể.
Cụ thể, gạo lứt đỏ có ít tinh bột, tỷ lệ đạm cao hơn gạo bình thường (khoảng 8g/100g gạo), lượng Cacbonhydrat ở mức cao nhất (77,28g/100g), lượng đường thấp (0,85g/100g). Hàm lượng các vitamin (B1, B2, B3, B5, B6) tương đối cao, trong đó vitamin B1 đạt 0,4mg/100g (đáp ứng 31% nhu cầu cơ thể mỗi ngày), B2 đạt 0,09g/100g, B3 đạt 5,09mg/100g.
Đặc biệt, hàm lượng chất khoáng, chất chống oxi hóa trong gạo lứt phong phú hơn. Tuy nhiên, những hàm lượng này không đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu của cơ thể, ví dụ can xi đáp ứng 2% nhu cầu cơ thể, Fe đáp ứng được 21%, Mg đáp ứng 39%.
“Gạo lứt đỏ có 4 tác dụng với con người: Hỗ trợ bệnh tim mạch, Hỗ trợ, làm giảm nguy cơ đái tháo đường, Cải thiện chức năng tiêu hóa và Hỗ trợ giảm cân. Nói gạo lứt đỏ chữa được bệnh là sai, nhất là nói chữa các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch là phản khoa học, không chính xác. Gạo lứt chỉ là sản phẩm hỗ trợ, giảm nguy cơ, phòng ngừa bệnh tật, không có tác dụng chữa bệnh. Nếu dùng gạo lứt thường xuyên sẽ nguy hại đối với sức khỏe vì không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và thể lực”, ông Đáng nói.
Theo các nghiên cứu mới đây, gạo lứt có những tinh chất, hỗ trợ cho sức khỏe người dùng, ngăn cản sự phát triển của gốc tự do. Thức ăn tinh chất gạo lứt là một nguồn tuyệt vời của những hợp chất tự nhiên, với những thuộc tính kháng Oxy hóa như β Sitosterol. Rất nhiều loại của pherolic, Ferulic acid, lipoic acid, phytosterol, ɣ oryzanol , tocopherol, tocotrienol, Omega 3,6,9, phytic acid, CoQ10, polysaccharide, glucan, henucellalose đều là những chất quét thải các gốc tự do, chống gây hại các tế bào bởi các gốc tự do, chống gây đột biên gien có trong gạo lứt.
Gạo lứt tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không nên ăn liên tục, hàng ngày. Ảnh minh họa
Trong tinh chất gạo lứt chứa nhiều chất xơ ăn được và những hydrate carbon không tiêu hóa được nhưng có khả năng lên men, và không tiêu hóa trong ruột non và đi vào ruột già. Nó sẽ được các vi sinh vật có lợi trong ruột lên men tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrate là những nguồn năng lượng tối thích cho vi sinh vật có lợi phát triển do vậy hạn chế các bệnh mãn tính đường ruột. Đồng thời nó cũng được tạo ra các prebiotic là những thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt cả về thành phần và hoạt lực của các vi sinh vật ở đường ruột, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Oligo saccharide và kháng tinh bột trong tinh chất gạo lứt tạo ra điều này. Các prebiotic này có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat vitamin B6, Polyphenol các chất kháng oxy hóa, và các modul miễn dich làm việc đồng hoạt làm giảm đi các oxy hóa stress và một số bệnh xâm nhập vào đường ruột. Đó chính là tổng của các phân của lợi ích của tinh chất gạo lứt đối với sức khỏe tiêu hóa.
Ngoài việc cung cấp 14% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày, một chén cơm gạo lứt còn cung cấp 27,3% luợng giá trị dinh dưỡng hàng ngày đối với selen. Đây là một lợi ích quan trọng vì hầu hết người dân không có đủ lượng selen cần phải có trong thực đơn hàng ngày của họ, mà selen lại là một vi khoáng quan trọng thiết yếu cho sức khoẻ con người. Selen là thành phần thiết yếu của một vài con đường trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất hormone tuyến giáp, hệ thống phòng chống sự oxi hoá và hệ miễn dịch. Các thí nghiệm nghiên cứu trên mẫu động vật cho thấy rõ ràng là giữa lượng selen đưa vào cơ thể và nguy cơ mắc phải ung thư có mối liên quan tỉ lệ nghịch với nhau. Selen giúp thúc đẩy sự phục hồi và tổng hợp ADN trong các tế bào bị phá huỷ, ngăn chặn sự sinh sôi của các tế bào ung thư, gây ra các phản ứng dị ứng của nó, kết quả của sự tự phá huỷ của cơ thể đối với các tế bào ốm yếu hay bất bình thường.
Theo TS. Y, sinh học Đào Đại Cường - cán bộ giảng dạy Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, thành phần của gạo lứt gồm có chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6 và các axit nh Axit Pantôtênic, Axit Paraaminôbenzôic, Axit Pôlic, Axit Phityn, chất Canxi, chất sắt, chất Ma-nhê, chất selen, Glutathiôn, Ka-li và Na-tri. Còn trong dầu mè có viatamin H, vitamin E, vitamin K, tiền vitamin A cùng các chất như Phốt pho, chất béo chưa bão hòa". Chất selen đã được y học chứng minh rằng có khả năng ngăn ngừa ung thư, chất Glutathiôn thì phòng nhiễm bụi phóng xạ. Axit Pantôtênic giúp tăng cường chức nắng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính nên việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt, muối mè để phòng ngừa và chữa bệnh ung thư là có cơ sở.
Ngược đời ăn gạo lứt chữa hiếm muộn và giảm cân