当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【cadiz vs atletico madrid】Kinh tế khả quan: Cơ hội đẩy mạnh các chính sách trung và dài hạn

【cadiz vs atletico madrid】Kinh tế khả quan: Cơ hội đẩy mạnh các chính sách trung và dài hạn

2025-01-25 20:53:53 [World Cup] 来源:Empire777

VHT

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tại phiên họp sáng 12/10.

Toàn bộ 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Sáng 12/10,ếkhảquanCơhộiđẩymạnhcácchínhsáchtrungvàdàihạcadiz vs atletico madrid Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về các báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 và dự kiến kế hoạch năm 2018.

Theo báo cáo của Chính phủ, một trong những kết quả nổi bật năm 2017 là tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7%, hoàn thành mục tiêu đề ra, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước với khoảng cách lớn. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 225 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 2.400 USD. Kết quả có sự đóng góp lớn của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,9%, nhờ các doanh nghiệp (DN) lớn thuộc ngành điện tử, điện thoại như nhà máy Samsung, ngành thép như nhà máy Formosa mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng đột biến. Khu vực dịch vụ tăng mạnh 7,6% với sự khởi sắc của dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong nước (tăng 8,7%), khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 13 triệu lượt khách, tăng 30%. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục hồi, tăng 2,9%.

Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu khác cũng tăng cao so với năm 2016 như: Xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt 202 tỷ USD, tăng 14,4%, cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng của năm 2016; thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước tăng 10,1%, cao gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng GDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33,4% GDP, tăng 12,6%, cao gấp gần 1,5 lần tốc độ tăng của năm 2016, trong đó vốn FDI thực hiện tăng mạnh, ước đạt 17 tỷ USD, tăng 7,5%; DN thành lập mới tăng cao, tăng 13,5% về số DN và tăng 36,3% về số vốn đăng ký...

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết đa số ý kiến trong Uỷ ban nhất trí và đánh giá cao kết quả đạt được năm qua, khi 13 chỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt so với kế hoạch. Các ý kiến cho rằng, với tình hình tăng trưởng kinh tế khả quan, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt và các cân đối vĩ mô cơ bản ổn định thì một loạt các giải pháp, chính sách đã đề ra phải được xem xét, điều chỉnh hợp lý hơn.

“Đây là cơ hội để đẩy mạnh thực hiện các chính sách với tầm nhìn trung và dài hạn như chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục thay đổi tích cực về thể chế, môi trường kinh doanh, chủ động điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước còn quản lý”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Tránh dồn vốn, giải ngân không đạt chất lượng

Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn như: Đưa tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% (so với chỉ tiêu khoảng 18% từ đầu năm), đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, thúc đẩy tăng tốc độ giải ngân đầu tư công, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất trong bối cảnh nợ xấu còn cao... cần được quan tâm, đánh giá rõ hơn về chất lượng, tránh những rủi ro phát sinh tiêu cực như “bong bóng” trên thị trường chứng khoán, bất động sản và khả năng kiểm soát lạm phát trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, trong điều hành nền kinh tế cần hạn chế việc ban hành quyết định mang tính hành chính, áp đặt, can thiệp không phù hợp quy luật thị trường.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ nguyên nhân một số chỉ tiêu có thể đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, đề nghị cần phân tích rõ hiệu quả đầu tư khi chỉ tiêu này trong năm 2017 lên tới 33,42% GDP, cao hơn so với Nghị quyết (31,5% GDP) và tăng 12,6% so với năm 2016. Đây là mức cao so với nhóm nước thu nhập trung bình thấp, một mặt thể hiện tính tích cực nhưng mặt khác thể hiện công tác dự báo khi xây dựng kế hoạch chưa chính xác làm hạn chế trong việc cân đối nguồn lực.

"Trong khi số chuyển nguồn năm 2016 sang 2017 khá lớn, năm 2017 đầu tư công chậm cả trong khâu phân bổ cũng như giải ngân nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt kế hoạch, thì cần phải giám sát chặt chẽ việc giải ngân trong những tháng còn lại nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như chất lượng dự án, công trình, tránh việc dồn vốn, co kéo giải ngân hết theo kế hoạch năm nhưng không đạt chất lượng, không bảo đảm hiệu quả", báo cáo của Uỷ ban Kinh tế lưu ý.

Những chỉ báo gây lo ngại cần được giám sát chặt chẽ

Băn khoăn về tình hình nợ xấu, nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao; nếu tiếp tục yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% nhằm hỗ trợ đạt tăng trưởng GDP của năm nay, sẽ gây sức ép vĩ mô khi mô hình tăng trưởng chưa có dấu hiệu cải thiện. Có những dấu hiệu cho thấy giá bất động sản tăng bất thường ở một số nơi dưới tác động của đầu cơ; đầu cơ cục bộ cũng diễn ra trên thị trường chứng khoán. Đây là những chỉ báo gây lo ngại và cần được giám sát chặt chẽ.

Về việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, một số ý kiến đánh giá bước đầu đã có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, thực tế cũng nảy sinh những bất cập do các đối tượng này phải chịu áp lực tự chủ, do đó tìm mọi cách để tăng nguồn thu cho đơn vị, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế.

Một số ý kiến khác đề nghị cần phải tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án BOT giao thông vì thời gian qua hầu hết các dự án được chỉ định thầu, các nhà đầu tư chưa bảo đảm năng lực thực hiện dẫn đến một số dự án phải bổ sung, điều chỉnh và chất lượng một số công trình quá kém; tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về xác định tổng mức đầu tư, mức phí (giá) dịch vụ, thời gian thu phí và việc đặt các trạm thu phí BOT chưa hợp lý tại các tuyến quốc lộ gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội.


Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua; dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2017; đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế, những thuận lợi, khó khăn của năm 2018, tại báo cáo này Chính phủ dự kiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5-6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP...

H.Y

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读