您的当前位置:首页 > Thể thao > 【truc tiep bóng dá】Phổ cập giáo dục mầm non: Xa lắc đường về đích 正文

【truc tiep bóng dá】Phổ cập giáo dục mầm non: Xa lắc đường về đích

时间:2025-01-25 23:29:10 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Thiếu giáo viên, thiếu phòng học, sân chơi ngoài trời nhỏ hẹp là những khó khăn cần sớm tháo gỡ để n truc tiep bóng dá

Báo Cà MauThiếu giáo viên, thiếu phòng học, sân chơi ngoài trời nhỏ hẹp là những khó khăn cần sớm tháo gỡ để nâng cao chất lượng phổ cập chuẩn giáo dục mầm non. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước).

Là điểm trường chính, nhưng Trường Mẫu giáo Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước chỉ có 3 phòng học với 6 lớp (2 lớp mầm, 2 lớp chồi và 2 lớp lá). Ðể đảm bảo trẻ em trong độ tuổi phổ cập được học 2 buổi/ngày theo Ðề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN), nhà trường không đủ phòng học, phải tổ chức cho trẻ vừa học vừa chơi ngoài mái che.

Bên cạnh, giáo viên đứng lớp chỉ là giáo viên được nhà trường hợp đồng, đảm trách dạy 2 buổi. Riêng 7 điểm lẻ “học nhờ” ở 7 trường tiểu học trên địa bàn xã, các cháu của 7 lớp lá phải ngồi bàn của học sinh tiểu học, lớp học chỉ có mỗi bảng với bàn, phải cùng chơi sân chơi chung nhưng không có đồ chơi ngoài trời, có những điểm không có sân chơi, chưa kể nhà vệ sinh chịu cảnh dùng chung. Về lịch dạy 2 buổi phải phụ thuộc vào sự sắp xếp của các trường tiểu học, mỗi tuần khi có tiết trống buổi chiều thì giáo viên chen vô dạy thêm 1 buổi cho trẻ. Theo đó, phụ huynh dẫu có con em học ở điểm chính hay điểm lẻ, đều phải chịu khó đưa rước con 4 lượt/ngày, bởi các điểm trường chưa tổ chức được bán trú...

Thiếu giáo viên, thiếu phòng học, sân chơi ngoài trời nhỏ hẹp là những khó khăn cần sớm tháo gỡ để nâng cao chất lượng phổ cập chuẩn giáo dục mầm non. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước).

“Ðây không chỉ là những khó khăn của riêng Trường Mẫu giáo Tân Hưng Ðông trong việc phổ cập chuẩn giáo dục mầm non, mà hầu hết các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện đều có chung nỗi niềm như thế”, Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Cái Nước Trần Quốc Trí trần tình.

Theo thống kê, năm 2014, huyện Cái Nước chỉ có 3/11 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn. Theo lộ trình, đến cuối năm 2015, các địa phương còn lại sẽ đạt mục tiêu và đề nghị công nhận hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, xét về số lớp mẫu giáo 5 tuổi (92 lớp) và số trẻ 5 tuổi đến trường (1.900 trẻ) thì đạt, nhưng lại thiếu tiêu chí cơ sở vật chất và giáo viên.

Cô Nguyễn Hồng Thắm, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tân Hưng Ðông, bộc bạch: “Công tác triển khai thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi không có cán bộ phụ trách riêng, mà là người phụ trách văn thư, kiêm thủ quỹ, kiêm luôn việc này. Theo tiêu chuẩn, đội ngũ giáo viên phổ cập là giáo viên trong biên chế mới được đứng lớp giảng dạy. Song, nhà trường chỉ có 4/17 cán bộ, giáo viên trường trong biên chế (trong đó có 2 quản lý), còn lại là hợp đồng, đành phải bố trí đứng lớp phổ cập, bởi không còn cách khác. Giáo viên thiếu, phải dạy 2 buổi/ngày, phải tăng giờ, nhưng không có kinh phí trả”.

Theo cô Thắm, trở ngại lớn nhất chính là kinh phí hỗ trợ công tác triển khai PCGDMN, vì trước đến nay nhà trường chưa nhận được khoản tiền nào. Trong khi, địa hình xã không thuận lợi do sông ngòi chằng chịt, đa phần phụ huynh học sinh đều cho rằng không học mẫu giáo thì vẫn học được lớp 1. Bên cạnh đó, việc điều tra cần có sự phối hợp từ ấp, các ban, ngành đoàn thể tham gia.

Thực tế, toàn huyện Cái Nước có 11 trường mầm non - mẫu giáo, với 3.557 trẻ/ 167 nhóm, lớp. Nhưng đến nay, mới chỉ có được 2 trường đạt chuẩn quốc gia: Mẫu giáo Hoa Sen (xã Phú Hưng), Mẫu giáo Hoạ My (xã Hưng Mỹ); Trường Mẫu giáo Ðông Thới đang tiến hành hồ sơ công nhận đạt chuẩn. Ở các trường còn lại, lớp mẫu giáo 5 tuổi đa số học nhờ trường tiểu học, song, theo mô hình trường học mới Việt Nam, cấp tiểu học yêu cầu dạy 2 buổi/ngày, việc triển khai đạt phổ cập đã khó càng gặp khó.

Thiếu giáo viên, thiếu phòng học, sân chơi ngoài trời nhỏ hẹp là những khó khăn cần sớm tháo gỡ để nâng cao chất lượng phổ cập chuẩn giáo dục mầm non. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước).

Ông Trần Quốc Trí cho hay, hiện huyện thiếu 135 giáo viên theo Thông tư 06 của Bộ GD&ÐT và Bộ Nội vụ ban hành. Do đó, số thiếu phải hợp đồng để đảm bảo bình quân 1,1 giáo viên/lớp; dẫn đến tỷ lệ giáo viên hợp đồng chiếm đến 1/3 tổng số giáo viên toàn ngành. Mặt khác, nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm, lương không đảm bảo đời sống, dẫn đến bỏ nghề, như một vòng luẩn quẩn lại hoàn thiếu giáo viên. Bên cạnh, còn thiếu đến 69 phòng học để đảm bảo triển khai tốt công tác PCGDMN, Phòng GD&ÐT đã báo cáo UBND huyện xin chủ trương xây dựng tại các điểm còn gắn với tiểu học, đảm bảo các lớp mầm non, mẫu giáo có lớp học riêng.

Theo kế hoạch, đến năm 2015, tỉnh Cà Mau hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Sở GD&ÐT mới chỉ có TP Cà Mau đã hoàn thành (17/17 xã, phường); các huyện đạt thấp như: Ngọc Hiển 1/7, Cái Nước 3/11, Ðầm Dơi  6/16, Phú Tân 4/9... Như vậy, ngành GD&ÐT tỉnh nhà cần sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng ngại để đạt mục tiêu mà đề án hướng đến: củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, bảo đảm đến cuối năm 2015 có 95% số trẻ em trong độ tuổi phổ cập được học 2 buổi/ngày; theo đó, 100% trẻ được học chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1; giáo viên mầm non phải có 50% trên chuẩn; diện tích và cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định; xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo làm mô hình mẫu...

“Ðã là thời điểm nước rút, yêu cầu đặt ra là cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành và địa phương để huy động mọi nguồn lực cùng thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, coi đây là nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Mong rằng, Sở GD&ÐT, UBND các huyện sớm tháo gỡ khó khăn về kinh phí để đề án được thực hiện đúng tiến độ.

Mặt khác, rất cần được đầu tư xây dựng, cải tạo đủ phòng học, cấp đủ thiết bị tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, đặc biệt ở các điểm lẻ khó khăn. Biên chế giáo viên đứng lớp đúng quy định là điều luôn mong đợi. Từ đó, mới có thể hướng đến đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục với nội dung toàn diện; tập trung tối đa các nguồn lực để đầu tư; ưu tiên ngân sách chi thường xuyên và chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục cho nhiệm vụ PCGDMN cho trẻ 5 tuổi”, ông Trần Quốc Trí đề nghị./.

Bài và ảnh: Băng Thanh