当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang xep.hang tay ban nha】Vợ chồng vô sinh hiếm muộn cạn tiền vì 12 lần làm IUI, IVF tìm con

12 lần hy vọng và thất vọng

Câu chuyện 10 năm tìm con của gia đình Chị Nguyễn Thị Tuất (1982) và anh Nguyễn Hoàng Hải (1977) ở TP Phúc Yên,ợchồngvôsinhhiếmmuộncạntiềnvìlầnlàmIUIIVFtìbang xep.hang tay ban nha tỉnh Vĩnh Phúc khiến nhiều người không khỏi xúc động ở buổi tư vấn vô sinh, hiếm muộn miễn phí do bệnh viện Bưu điện tổ chức, sáng 2/8. 

Khát khao có con của họ đã thể hiện qua 11 lần làm IUI và 1 làm IVF nhưng tất cả đều không thành công. Cặp đôi kết hôn năm 2008, khi đó chị Tuất 27 tuổi, là giáo viên mầm non và anh Hải đang kinh doanh tự do. Sau 6 tháng kết hôn, không thấy có thai, sốt ruột vì tuổi đã cao, chị Tuất và chồng đi thăm khám. 

Kết quả cho thấy người chồng không có tinh trùng. “Thông tin ấy như sét đánh ngang tai”, chị nói. Lo lắng, thất vọng, cả hai tìm mọi cách điều trị. “Ai bảo đâu tìm tới đó, rồi uống thuốc nam, thuốc bắc, đông y, tây y, làm lễ cúng bái… tốn kém nhiều nhưng vẫn không mang lại hiệu quả”, chị nhớ lại.

Năm 2013, vợ chồng họ lên Hà Nội thăm khám, được tư vấn thực hiện biện pháp chọc hút tìm tinh trùng, sau đó làm IUI. Nhưng 11 lần hy vọng là 11 lần thất vọng. Cuối cùng, anh chị chọn làm IVF được 3 phôi nhưng chuyển phôi cũng không thành công. “Chúng tôi kiệt quệ về kinh tế và suy sụp về tinh thần”, chị nói về 12 lần mong chờ để rồi nhận lại sự thất vọng.

Hai vợ chồng trở về với ý định nhận con nuôi nhưng họ đành gác lại bởi khao khát muốn có con của chính mình. Năm 2015, vợ chồng chị Tuất tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện tiếp tục hành trình tìm con. Họ được chọc hút tìm tinh trùng, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, được 8 phôi nhưng đều là phôi yếu. Ngày 13/6/2016, chị Tuất chuyển phôi, mang thai đôi. Ca sinh mổ diễn ra vào ngày 12/2/2017 – khoảnh khắc khó quên trong đời chị khi được chào đón bé trai (3,2kg) và bé gái (2,4kg). 

“Không thể nói được hạnh phúc khi nhận quả ngọt sau quãng thời gian vất vả, khó khăn và cả tuyệt vọng trên hành trình đi tìm con yêu”, chị nói.

Chị cũng xúc động nhắn nhủ những cặp vợ chồng còn chưa được ôm con trong vòng tay: “Xin các bố mẹ đừng bỏ cuộc dù đã hết hy vọng, cạn niềm tin vì đôi khi may mắn sẽ chờ chúng ta ở cuối con đường”.

Làm mẹ ở tuổi 47

Chị Trần Thị Kim Phấn hạnh phúc bên  con gái 2 tuổi sau 17 năm chữa hiếm muộn

Chị Trần Thị Kim Phấn (1973) và anh Cấn Văn Đức (1967) quê ở Thạch Thất, Hà Nội cũng bị vô sinh nguyên phát suốt 17 năm. Họ kết kết hôn năm 2003, khi đó chị Phấn 30 tuổi. Sau khi xây dựng gia đình, chị Phấn thường xuyên bị sảy thai, đi khám, điều trị khắp nơi nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện. Chị Phấn kể: “Tôi phải uống thuốc đến nửa thầy thuốc ở miền Bắc. Ai mách đâu, vợ chồng đều theo đó nhưng kết quả vẫn là số 0, buồn và thất vọng nhiều lắm”. 

Năm 2016, 2 vợ chồng chị đến Bệnh viện Bưu điện, lúc này chị đã 43 tuổi, nội tiết, dự trữ buồng trứng kém nên trong chu kỳ IVF đầu tiên chị chỉ có 1 phôi. 

Người phụ nữ này chuyển phôi thành công nhưng thai được 2 tháng đã ngừng phát triển. Không quá bất ngờ với sự thất bại này nhưng vợ chồng chị Phấn vẫn không giấu nổi niềm thất vọng. 2 lần tiếp đó, chị cũng làm IVF nhưng ở một bệnh viện khác, kết quả vẫn chỉ là số 0. 

Năm 2019, chị Phấn quyết định quay lại Bệnh viện Bưu điện điều trị tìm kiếm cơ hội sau cuối, lúc này chị đã 47 tuổi. Tại đây, bác sĩ xác định chị bị xoắn đáy tử cung, phải phẫu thuật trước. Sau khi sức khỏe ổn định, tháng 10/2019, chị chuyển 12 phôi, nuôi 4 phôi ngày 5, đậu hai thai. Không may, chị bị thai lưu một bé. "Lúc này, tôi cũng đánh cược với số phận, trăm sự nhờ bác sĩ", chị nói. May mắn, sức khỏe bé còn lại ổn định.

Chuyển phôi tháng 10/2019, ở tuần 35, chị đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội kiểm tra, đăng ký đẻ. Do trời nắng gắt, chị bị tăng huyết áp, phải mổ cấp cứu. Bé gái chào đời ngày 28/6/2020. "Tôi nhớ như in tiếng con khóc. Lúc đó, biết mình được làm mẹ, nước mắt tôi cứ rơi không ngừng", chị Phấn xúc động nói.

“17 năm mong con, trải qua vô vàn khó khăn, vất vả, đau đớn, thất vọng rồi hy vọng, từng rơi nhiều nước mắt nhưng không đánh mất niềm tin, hy vọng, thành công sẽ đến”, chồng chị cũng không giấu nổi niềm vui.

Theo các bác sĩ, vô sinh hiếm muộn hiện nay là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Nguyên nhân vô sinh do nam giới (30%), nữ giới (30%), hoặc cả hai (30%) và không xác định nguyên nhân (10%). 

BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, cho biết vô sinh, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân như tinh trùng yếu, kém, tỷ lệ dị dạng cao hoặc rối loạn buồng trứng, tắc vòi trứng bệnh tử cung, rối loạn phóng noãn (rụng trứng), niêm mạc tử cung mỏng hoặc viêm lộ tuyến... Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn. Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị.

Tuy nhiên, kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng phát triển, cộng đồng ngày nay cũng cởi mở hơn đối với người vô sinh, hiếm muộn. Nhiều gia đình không còn mặc cảm, chủ động tìm đến bác sĩ điều trị. Theo bác sĩ, các cặp vợ chồng nên khám tiền hôn nhân để kiểm tra khả năng sinh sản và điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, đảm bảo an toàn trước khi mang thai. Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn, chọn đúng cơ sở điều trị, không bỏ lỡ “thời điểm vàng” cũng giúp cho việc điều trị dễ dàng và đem lại tỷ lệ thành công cao hơn.

Tần suất quan hệ và sự hài lòng về tình dục của nam giới bị dịch Covid-19 kéo giảm ra sao?

Tần suất quan hệ và sự hài lòng về tình dục của nam giới bị dịch Covid-19 kéo giảm ra sao?

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động và chức năng tình dục nam, sự hài lòng với đời sống tình dục của tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu giảm đáng kể.

分享到: