当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq pumas unam】Bộ Nông nghiệp đề xuất Chương trình OCOP quốc gia 2021

.

Sáng 23/3,ộNôngnghiệpđềxuấtChươngtrìnhOCOPquốkq pumas unam tại Hà Nội, tổng kết thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay thời điểm này đã có 59 địa phương tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, 57 địa phương đã có quyết định chính thức công nhận kết quả. Sau gần 3 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, đã có 72% trong số hơn 6.000 sản phẩm OCOP trên toàn quốc tham gia chương trình được công nhận 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu). Những con số đầy ấn tượng cho thấy sức lan tỏa của một chương trình quốc gia đang tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông thôn.

Trong đó, Hội đồng OCOP quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao được các địa phương đăng ký.Đóng góp các sản phẩm OCOP có các hợp tác xã (chiếm 38,3%), doanh nghiệp(chiếm 27,5%), cơ sở sản xuất (chiếm 31,5%) và số ít từ các tổ hợp tác. Các chủ thể của các sản phẩm OCOP cũng đã đóng góp tới 16,5% trong tổng số nguồn vốn 22.845 tỷ đồng triển khai Chương trình OCOP.

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với các vùng miền, các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại đã được chú trọng triển khai từ Trung ương đến địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức 1 hội chợ quốc tế và 15 diễn đàn, hội chợ OCOP cấp vùng, cấp quốc gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP...

Tại các địa phương, đã có tới 66 hội chợ về sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện, 22 tỉnh xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP... Chính các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP cũng nỗ lực để phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là hệ thống của Central Retail, Saigon Coop, Mega Market... và một số siêu thị địa phương.

Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP chất lượng của Việt Nam ra với khu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị thúc đẩy mạng lưới kết nối quốc tế về sản phẩm OCOP (iOCOP), đề xuất sáng kiến“Phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn theo mô hình mỗi xã/làng một sản phẩm trong khối ASEAN” và được Hội nghị cấp cao ASEAN 2020 chấp thuận đưa vào thực hiện từ năm 2021.

Chương trình OCOP cũng đã góp phần đáng kể trong tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như, các chủ thể OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm cho trên 3.800 lao động trực tiếp; các chủ thể OCOP của tỉnh Hà Tĩnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 2.196 lao động... Tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ chiếm 39%, cao hơn tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành các doanh nghiệp của Việt Nam (25%).

Chương trình OCOP cũng góp phần bảo tồn và phát huy gần 2.000 làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn. Xu hướng sản phẩm OCOP gắn với các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ngày càng phát triển theo hướng tích cực và được triển khai ở nhiều địa phương. Hiện cả nước có khoảng 300 điểm du lịch cộng đồng đang hoạt động.

Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Minh Tiến, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, Lãnh đạo các địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của các Sở, ngành tham gia vào đánh giá, phân hạng sản phẩm. Thông qua đó, các địa phương đã thấy được rõ hơn tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

Về mục tiêu chương trình OCOP trong 5 năm tới (2021 - 2025), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, sẽ phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao; phấn đấu có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% số làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương; tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%.

Tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, và xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế chính sách hỗ trợ triển khai chương trình. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai Chương trình tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng cho vay để phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là phát triển Chương trình OCOP trên địa bàn đặc biệt khó khăn.

分享到: