【lich thi dau bd hom nay va ngay mai】Phó Thủ tướng: Sự cố Formosa là bài học đắt giá
Cùng lúc làm được nhiều việc khó
TheóThủtướngSựcốFormosalàbàihọcđắtgiálich thi dau bd hom nay va ngay maio Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đây là sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra, vào thời điểm rất đặc biệt, khi Chính phủ mới được kiện toàn, cả nước đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội. Do đó, bị các thế lực thù định lợi dụng để chống phá. Trong khi đó, kinh nghiệm giải quyết sự cố môi trường của Việt Nam còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, đến nay, sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã được khắc phục.
Việc bồi thường thiệt hại, khôi phục sản xuất cho người dân đã đạt những kết quả rất tích cực, bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, chính xác.
Đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể, tất cả các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của sự cố môi trường đều đã trở lại không khí sản xuất, kinh doanh bình thường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Công ty Formosa đã có thể đi vào sản xuất, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu bảo đảm an toàn môi trường, trong khi vẫn tạo ra sản phẩm mới, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
“Đây là những kết quả rất quan trọng, cùng một lúc chúng ta làm được nhiều việc mà cách đây 2 năm nhiều người thấy rất khó”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để đạt được kết quả này, có sự chỉ đạo, lãnh đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. “Ngay từ đầu, Chính phủ đã chỉ đạo xử lý một cách chủ động, cụ thể, khoa học, bài bản và nhất quán để xử lý sự cố”, Phó Thủ tướng nói.
Ngay từ cuộc kiểm tra tại hiện trường đầu tiên (ngày 24/4/2016), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành và địa phương có liên quan triển khai các nội dung: Chỉ đạo thu gom, xử lý hải sản chết đúng cách, tuyên truyền người dân dùng không hải sản chết làm thực phẩm cho người và gia súc, giám sát an toàn thực phẩm; khuyến cáo ngư dân không khai thác hải sản trong vùng biển gần bờ (trong vùng biển 20 hải lý); làm tốt công tác tuyên truyền vận động, ổn định an ninh trật tự tại các điểm nóng; xây dựng các chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho người dân vùng ven biển của 4 tỉnh; đồng thời huy động đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước để nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra sự cố môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm bất cứ tổ chức/cá nhân nào vi phạm, yêu cầu bồi thường thoả đáng.
Tiếp đó ngày 28/4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, từ đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp cụ thể. Đặc biệt, tập trung thu thập chứng cứ, xác minh nguyên nhân chính xác, đồng thời hỗ trợ đời sống người dân.
Ngày 30/4/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục đi kiểm tra, khảo sát tại Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Ngày 1/5/2016, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc làm việc với các địa phương tại Hà Tĩnh.
Cùng với đó là sự vào cuộc rất tích cực của các ban Đảng, các cơ quan của Quốc hội, của các bộ, ngành như TNMT, NNPTNT, Công Thương, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Đặc biệt không thể thiếu vai trò của Bộ Quốc phòng, Công an, lực lượng vũ trang tham gia bảo vệ trật tự, an toàn xã hội; sự làm việc nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác của các chuyên gia, các nhà khoa học và sự vào cuộc chỉ đạo trực tiếp của hệ thống chính trị tại 4 địa phương và cả các tỉnh lân cận.
“Vai trò của lãnh đạo trực tiếp tại địa phương là hết sức quan trọng, nơi nào đồng chí Bí thư, Chủ tịch vào cuộc quyết liệt, nơi đó tình hình được giải quyết thuận lợi hơn”, Phó Thủ tướng nói và khẳng định: “Với những nỗ lực của cả hệ thống, chúng ta đã không để tình hình nóng lên, tạo thêm cơ hội cho chúng ta xử lý sự cố”.
Một yếu tố rất quan trọng mang lại những kết quả tích cực nêu trên là hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Theo Phó Thủ tướng, Ban đã làm việc một cách “khoa học, cụ thể, thường xuyên, công khai, minh bạch và rất hiệu quả”.
Bài học đắt giá
“Chúng ta đã xử lý rất thành công sự cố môi trường biển miền Trung. Tuy nhiên, sự cố này là bài học rất đắt giá, không chỉ riêng cho Hà Tĩnh, riêng cho Formosa mà cho tất cả các địa phương, doanh nghiệp đang có các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trên cả nước”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Trong thời gian tới, theo Phó Thủ tướng, phải nhất quán quan điểm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là “không được đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, phải coi bảo vệ môi trường là nhân tố tiên quyết để phát triển bền vững”.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng, rà soát lại báo cáo đánh giá môi trường của các dự án tiềm ẩn nguy cơ dễ xảy ra ô nhiễm để có giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời.
“Tuyệt đối không cấp phép các dự án không bảo đảm môi trường; kiểm soát chặt chẽ quá trình, quy trình xả thải của các cơ sở sản xuất và xử lý nghiêm, không có vùng cấm những vi phạm về bảo vệ môi trường”, Phó Thủ tướng nói.
Đối với nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển miền Trung, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ, ngành phối hợp với các địa phương hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ sản xuất và đời sống của người dân, thanh toán các khoản chi theo quy định, tập trung tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh trên từng địa bàn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.
Các địa phương cũng cần triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ hạ tầng sản xuất, các dự án phục hồi môi trường; kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất và xả thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh và các dự án khác.
“Phải tiếp tục nắm chắc tình hình, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân biết để từ đó ủng hộ đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước”, Phó Thủ tướng yêu cầu.