Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải hứng chịu những hậu quả tồi tệ nhất thế giới do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mang lại,ạccuộchọpchínhsáchđầutiêntrongnăbàn thắng tv trực tiếp với số ca tử vong ở nước này đã lên đến 420.000 người, Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - đã cam kết tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ở mức 0.
Tuy nhiên, thị trường sẽ tập trung vào tuyên bố cuối cùng được đưa ra sau cuộc họp và cuộc họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell trong ngày 27/1 để xem liệu các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ có tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nước Mỹ hay không.
Sự ra đời của các loại vaccine ngừa COVID-19 đã thắp lên hy vọng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc và kinh tế sẽ có sự phục hồi vững chắc, nhưng tiến trình phân phối vaccine chậm chạp và làn sóng lây nhiễm mới được cho là có thể khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng "chùn bước", ngay cả khi thị trường chứng khoán liên tiếp ghi nhận những dấu mốc kỷ lục.
Nhà kinh tế Diane Swonk của hãng Grant Thormton cho biết: "FED đã nhất quán trong quan điểm rằng tình hình dịch bệnh sẽ quyết định diễn biến của nền kinh tế. Sự gia tăng các ca mắc bệnh, nhập viện và tử vong kể từ cuộc họp gần đây nhất tính đến nay là rất đáng quan ngại".
Tân Tổng thống Joe Biden đã đề xuất gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính khoản hỗ trợ này sẽ có thể thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng 5% trong 3 năm. Theo bà Swonk, "FED và Bộ Tài chính Mỹ sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ để hạn chế các thiệt hại đối với nền kinh tế".
Các nhà quan sát cũng đều bảy tỏ niềm tin rằng bà Janet Yellen chính thức trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ đem lại sự tin cậy và ổn định.
Ưu tiên hàng đầu của bà Yellen là giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế. Bà cũng là người ủng hộ gói cứu trợ đầy tham vọng của tân Tổng thống Biden. Kế hoạch này được đưa ra vài tháng sau khi Mỹ kết thúc tài khóa 2020 với thâm hụt hơn 3.000 tỷ USD.
Theo TTXVN