Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết,ộtrưởnglêntiếngvềcungứnghànghóahỗtrợdoanhnghiệptronglúcdịchbệxem ty so truc tiep ngoài gói hỗ trợ 26.000 tỷ, bộ đã dành khoản chi phí chống dịch 5.156 tỷ và đã xây dựng được quỹ vắc xin 8.300 tỷ đến thời điểm này.
Hiện bộ đã chủ động chi 8.187 tỷ cho Bộ Y tế để mua 91 triệu liều vắc xin và đang trình 12.280 tỷ. Ngoài ra còn xuất từ Tổng cục Dự trữ quốc gia các loại vật tư, hàng hóa để chống dịch.
“Bộ Tài chính hiện được Thủ tướng giao nghiên cứu một gói hỗ trợ mới về thuế và phí. Chúng tôi sẽ báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Thường vụ Quốc hội và Chính phủ để quyết định gói này khoảng 24.000 tỷ. Bộ Tài chính cũng đang trình với Chính phủ hoãn thực hiện Thông tư 40 về thuế đến 1/1/2022 mới thực hiện”, Bộ trưởng Tài chính thông tin.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc |
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thời gian tới thực hiện chủ trương giảm 10% chi thường xuyên và giảm 50% chi cho hội họp, công tác phí, công tác nước ngoài.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, đặc biệt trong thời gian áp dụng các chính sách giãn, hoãn.
Chính phủ đã chỉ đạo việc tiếp tục cập nhật tình hình doanh nghiệp để kịp thời kiến nghị với Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu các giải pháp, chính sách hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tiến hành nghiên cứu các gói hỗ trợ tiếp theo.
Dự trữ hàng hóa tương ứng thời gian giãn cách
Về những giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập ngay một tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm thường trực. Tổ sẽ tiến hành rà soát các khó khăn, vướng mắc cũng như tháo gỡ các thủ tục của tất cả các dự án thuộc mọi thành phần kinh tế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị các giải pháp, chính sách có thể giãn, hoãn tối đa các khoản thuế, phí phải nộp cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khuyến khích họ tham gia cụm, chuỗi liên kết đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Sửa đổi những quy định hỗ trợ cho Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp.
Đồng thời, tạo cơ chế luồng xanh để cho hàng hóa của doanh nghiệp và người dân; đẩy nhanh cơ chế tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú.
Về chương trình phục hồi kinh tế, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng. Hiện bộ đang cùng với các bộ, ngành để nghiên cứu một chương trình phục hồi kinh tế kết hợp với sau khi chúng ta hết dịch bệnh, sẽ có đề xuất và trình trong quý IV này.
, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên |
Về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Chính phủ, Thủ tướng giao cho ngành công thương và nông nghiệp chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu “trong mọi hoàn cảnh không hề đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân, nhất là dân trong vùng dịch”.
Ngay từ khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa, phân định rạch ròi nhiệm vụ của mỗi ngành.
Bên cạnh đó, lập tổ công tác tiền phương để cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Ban chỉ đạo, tổ công tác có 3 nhiệm vụ chính là cùng chính quyền, Sở Công thương các địa phương đánh giá khả năng cung ứng tại chỗ, xác định nhu cầu hàng hóa cần cung ứng trong tình huống phải thực hiện Chỉ thị 15, 16.
Cùng với đó là khẩn trương kết nối cung cầu giữa các địa phương với các nhà sản xuất, nhà phân phối theo cơ chế thị trường. Đồng thời sẵn sàng nhiệm vụ điều phối hàng hóa cho các địa phương thiếu cục bộ.
Tuy nhiên, do tính chất, thời điểm của làn sóng dịch thứ tư do biến chủng Delta ít triệu chứng, lây lan nhanh, đặc biệt, số bệnh nhân trong cộng đồng liên tục được phát hiện. Các địa phương mặc dù cảnh giác cao, có kinh nghiệm của đợt giãn cách trước nhưng vẫn bị động, lúng túng ở giai đoạn đầu.
“Vì thế, khâu chống dịch cũng như cung ứng hàng hóa thiết yếu cho dân ở vài ngày đầu đều gặp khó khăn, thiếu hàng hóa cục bộ, hay là do đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu chuyển, hệ thống phân phối cũng bất cập, trong khi hầu hết các chợ truyền thống, chợ đầu mối đều bị đóng cửa do chưa có biện pháp an toàn, các hình thức phân phối khác chưa có kinh nghiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Rút kinh nghiệm sau đó, các ngành phối hợp, tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu được cải thiện, cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng hay người dân xô đi mua hàng tích trữ; giá cả tương đối ổn định.
Bộ trưởng Công Thương cũng lưu ý, thời gian và phạm vi thực hiện Chỉ thị 15, 16 có thể còn kéo dài, gây khó khăn lớn cho chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối, lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu và đứt gãy cả nguồn cung cấp lao động cho ngành hàng này. Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị ngành nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là đồ tươi sống, rau củ quả ở cả địa phương có dịch và những vùng đệm cũng như cả nước để sẵn sàng cung ứng.
Cùng với đó, các ngành giao thông, công an, y tế, chính quyền các địa phương, nhất là những địa phương trong vùng dịch thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không đặt ra những điều kiện khác và áp dụng máy móc các quy định.
Các địa phương trong vùng cần phải tiếp tục rà soát và khẩn trương hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối những hàng thiết yếu để có thể dự trữ hàng thiết yếu ngay trên địa bàn từ 10 - 15 ngày, tương ứng với thời gian giãn cách.
Thu Hằng - Trần Thường
Sắp có nhà máy quy mô 100 triệu liều vắc xin do Mỹ chuyển giao công nghệ
Bộ trưởng Y tế cho biết hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc xin với Mỹ có công nghệ cao nhất sẽ thử nghiệm vào tháng 8. Nhà máy với quy mô tới 100 triệu liều/năm chuẩn bị đi vào hoạt động năm 2022.