Thị trường trái phiếu sơ cấp tuần qua tổ chức thành công 3 phiên đấu thầu,áiphiếuSơcấpgiảmnhiệtnhưngthứcấptăngvọmacao du doan bao gồm: 1 phiên gọi thầu TPCP của Kho bạc Nhà nước (KBNN), 2 phiên huy động TPCP bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCS) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Theo số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), ngày 7/11/2016, NHCSXH gọi thầu thành công 300 tỷ đồng/874 tỷ đồng tại kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Cụ thể: Trái phiếu kỳ hạn 5 năm trúng thầu 300 tỷ đồng/300 tỷ đồng, tại lãi suất 5,35%/năm, tăng 20 điểm cơ bản so với mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 10/10/2016); hai kỳ hạn 10 và 15 năm lần lượt 200 tỷ đồng và 374 tỷ đồng, nhưng không có khối lượng trúng thầu. Tiếp đó, ngày 9/11/2016, KBNN gọi thầu thành công gần 586,7 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng, tại kỳ hạn 20 năm và 30 năm. Cụ thể: Trái phiếu kỳ hạn 20 năm trúng thầu 76 tỷ đồng/1.000 tỷ đồng, tại lãi suất 7,71%/năm, bằng mức lãi suất trúng thầu phiên gần nhất (ngày 19/10/2016); kỳ hạn 30 năm huy động được gần 510,7 tỷ đồng /1.000 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 7,98%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 26/10/2016). Ngày 11/11/2016, VDB gọi thầu 1.521 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không có khối lượng trúng thầu. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu qua HNX đạt 307.023,16 tỷ đồng, trong đó: KBNN huy động thành công 272.618 tỷ đồng - tỷ lệ trúng thầu 81,72%, VDB đấu thầu thành công 21.479 tỷ đồng; NHCSXH đấu thầu thành công 12.426 tỷ đồng; Quỹ Đầu tư Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu huy động thành công 500 tỷ đồng. Trên thị trường thứ cấp, thống kê từ hệ thống của HNX cho biết, giá trị giao dịch TPCP trong tuần đạt gần 53.448 tỷ đồng, tương đương với giá trị giao dịch bình quân đạt 10.690 tỷ đồng/phiên, tăng 36,4% so với tuần trước đó. Trong đó, giao dịch outright đạt 38.015 tỷ đồng, tập trung vào các kỳ hạn dưới 5 năm. Tỷ trọng kỳ hạn 3-5 năm chiếm 43,77% tổng giá trị giao dịch; tiếp theo là kỳ hạn 1-3 năm chiếm 28,2%; kỳ hạn 5-10 năm chiếm 21,2%; kỳ hạn trên 10 năm chỉ chiếm 7% tổng giá trị giao dịch. Giao dịch repo trong tuần đạt gần 15.433 tỷ đồng. Tính từ 1/1/2016 đến nay, giá trị giao dịch của TPCP đạt 1.319.244 tỷ đồng và giá trị giao dịch bình quân phiên cũng đã vượt 6.000 tỷ đồng/phiên. Tuần qua, khối ngoại có tuần bán ròng thứ hai liên tiếp trên thị trường thứ cấp. Cụ thể, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần, khối ngoại đã mua vào 1.233 tỷ đồng; trong khi bán ra 2.700 tỷ đồng; do đó, 1.467 tỷ đồng đã được khối này bán ròng. Đây là một khối lượng bán ròng tương đối lớn. Vì vậy, mặc dù xu hướng chung là mua ròng vẫn được giữ từ đầu năm, nhưng giá trị mua ròng đã giảm, chỉ còn 15.835 tỷ đồng. Từ 1/1/2016, tổng giá trị giao dịch mua bán TPCP của nhà đầu tư nước ngoài là 126.162 tỷ đồng. Cũng theo BVSC, lãi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tuần qua có xu hướng tăng nhẹ ở tất cả các loại kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất các loại kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm tăng với biên độ 0,012% - 0,245%; lần lượt đạt mức 3,867%; 4,333%; 4,66%; 5,223%; 5,662%; 6,2%/năm và 7,217%/năm. Theo dõi thị trường thứ cấp tuần qua cho thấy, lượng giao dịch thứ cấp bất ngờ tăng vọt và thiết lập đỉnh mới. Con số 53.448 là con số rất ấn tượng nếu so sánh với tổng lượng giao dịch theo tuần của nhiều năm trở lại đây. Quả thực vậy, thậm chí con số này còn vượt khá xa “đỉnh” giao dịch thứ cấp mới lập vào tuần cuối tháng 10 vừa qua tới 8.080 tỷ đồng. Vì tổng giá trị giao dịch tăng “khủng”, nên giá trị giao dịch bình quân cũng khủng không kém khi đạt con số trên 10.000 tỷ đồng/phiên. Đây là một con số ít người dám dự đoán và có lẽ cũng là con số “đáng mơ ước” trên thị trường thứ cấp không chỉ ở trong quá khứ mà còn cả trong thời gian tới. Về tỷ trọng kỳ hạn giao dịch, so với tuần trước, hai vị trí dẫn đầu không có sự thay đổi là 3-5 năm và 1-3 năm; tuy nhiên, tuần qua kỳ hạn 5-10 năm đã có sự bứt phá khi chiếm tới trên 21%. Còn trên thị trường sơ cấp, không ngoài dự đoán trước đó, tuần qua thị trường này đã giảm nhiệt khá mạnh. Theo đó, tỷ lệ trúng thầu TPCP đã “hạ độ cao” khá mạnh, khi chỉ đạt hơn 29% - một con số khá thấp so với mặt bằng chung từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, điều này không quá bất ngờ, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản là lý do “mùa vụ”: thị trường tín dụng cuối năm và thị trường sơ cấp gần như về đích. Thậm chí, nhiều dự báo còn cho thấy, nhiều khả năng thị trường sơ cấp sẽ còn “vắng vẻ” hơn về cuối năm. Đến thời điểm hiện tại, KBNN đã hoàn thành gần 97% kế hoạch huy động mới. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tín phiếu ngân hàng tiếp tục tăng trong tuần qua và vẫn được dự báo sẽ nhích tiếp từ nay tới cuối năm. Tín dụng sẽ được các ngân hàng tăng tốc, nên việc dư thừa thanh khoản sẽ không còn mạnh như trước. Chính vì vậy, từ nay tới cuối năm, cung – cầu trên sơ cấp được đánh giá tương đối cân bằng. Đây cũng là lý do khiến cho lãi suất trúng thầu TPCP sơ cấp được dự báo giữ xu hướng đi ngang, nếu có thay đổi cũng không quá lớn so với mặt bằng hiện nay. Ngược lại, việc thị trường sơ cấp được dự báo trầm lắng hơn vào cuối năm lại có thể sẽ là động lực cho giao dịch thứ cấp tăng mạnh và biết đâu đó, tổng giá trị giao dịch vẫn chưa dừng lại ở “đỉnh” 53.448 tỷ đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán, sự thật phải chờ thời gian, bởi cuối năm cũng không thể loại trừ các yếu tố mang tính “đột biến”./. Duy Thái |